Giải pháp xử lý chôm chôm trái vụ đạt năng suất cao

Cây trồng liên quan: Cây chôm chôm

Hiện nay, trên thị trường hoa quả ở nước ta đang diễn ra tình trạng được mùa mất giá, do cung quá cầu. Để giảm thiểu tình trạng trên, duy trì giá trị thương phẩm ổn định cho nông sản việt. Thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật xử lý rải vụ trên cây ăn quả là giải pháp hiệu quả nhất, mang lại giá trị kinh tế lớn cho các nhà vườn. Vậy để hỗ trợ các bạn đọc quan tâm đến kỹ thuật xử lý chôm chôm trái vụ đạt năng suất cao, cẩm nang cây trồng đã thực hiện bài viết sau:

* Giải pháp xử lý chôm chôm trái vụ đạt năng suất cao.

Giải pháp rải vụ cho cây chôm chôm.

1. Xử lý vườn chôm chôm sau thu hoạch

- Sau thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa vườn cây nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây giúp cây nhanh phục hồi, phát triển tạo tiền đề cho vụ kết tiếp.

- Sử dụng đúng dụng cụ cắt tỉa chuyên nghiệp tiến hành cắt tỉa cho cây chôm chôm. Thời điểm cắt tỉa thích hợp nhất là vào lúc thời tiết nắng ráo, tiến hành khi cây vừa thu hoạch xong, chưa có hiện tượng ra lộc, ra hoa. Cắt tỉa không quá 15% tổng số cành, nhánh đối với cây dưới mới cho thu hoạch, không quá 30% đối với cây cho thu hoạch năng suất ổn định.

xem thêm: Paclobutrazol Ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa.

- Cắt tỉa, tạo hình cây chôm chôm: Cắt bỏ các cành vượt trong tán, các cành đan chéo nhau làm giảm bớt sự hấp thụ ánh sáng, cành tăm, cành mắc sâu bệnh, cành khô, những cành không cho quả ở vụ vừa thu hoạch, …

- Thu dọn toàn bộ xác thực vật cắt tỉa, vụ trước và tiêu hủy xa. Đặc biệt cần lưu ý về các thực vật mang mầm bệnh, tránh lây nhiễm ngược lại cho cây sang vụ tiếp theo.

Kích thích chôm chôm ra hoa trái vụ hiệu quả kinh tế cao.

2. Những chỉ số cần quan tâm trước khi vào vụ mới

- Hai chỉ số cần đặc biệt quan tâm đối với mỗi vườn chôm chôm khi bắt đầu vụ mới đó là PH và EC của đất.

- Cần phục hồi chỉ số PH đất về độ PH từ 4,5 – 6,5 (chỉ số thích hợp nhất cho cây chôm chôm phát triển). Tiến hành đo PH đất sau thu hoạch, nếu chỉ số PH thấp cần cải tạo bằng cách bón vôi. Thông thường cần tiến hành bón vôi tùy vào chỉ số PH của từng vườn cụ thể, có thể đầu tư khoảng 500 – 1.500 kg vôi bột cho 1 ha. Sau khi bón vôi cần tưới nước cho cây để vôi nhanh chóng hấp thụ vào đất cải tạo độ PH. Khoảng 14 – 20 ngày sau khi bón vôi thì đo lại độ PH đất đảm bảo mới tiếp tục các biện pháp chăm sóc bón phân. Nếu chưa đảm bảo thì cần tiến hành bón vôi bột cải tạo độ PH đất cho đến khi đạt yêu cầu.

Rãi vụ chôm chôm được mùa được giá.

- Tiến hành đo chỉ số EC của đất tức độ mặn của đất. Nếu EC > 1,2 mS/cm thì xem như đất bị nhiễm mặn. Nếu đất bị nhiễm mặn cần xử lý rửa mặn cho đất bằng các kỹ thuật như: Tưới nước rửa mặn, bón thên vôi bột có hàm lượng canxi cao để cải thiện chỉ số độ mặn. Khi đạt mới chuyển sang các kỹ thuật chăm sóc tiếp theo.

Xem thêm: Thiourea Kích thích ra hoa trái vụ.

3. Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm vụ mới đạt năng suất cao

- Khi cắt tỉa xong và kiểm soát được hai chỉ số PH và EC của đất thì việc cần làm tiếp theo là áp dụng cách biện pháp chăm sóc để giúp cây sinh trưởng phát triển chuẩn bị cho vụ mới.

- Chế độ bón phân cho cây chôm chôm: Giai đoạn sau thu hoạch cần tiến hành bón phân hữu cơ có hàm lượng mùn cao, chứa nhiều vi sinh vật để bổ sung cho đất, tăng độ màu mỡ cho đất ở vụ tiếp sau. Lượng bón tính theo gốc: Phân hữu cơ 5 - 7 kg + 0,3 - 0,8 kg NPK. Tổng lượng phân bón trên có thể chia làm 3 lần bón: Lần 1 sau thu hoạch, lần 2 trước khi ra hoa, lần 2 giai đoạn nuôi quả. Trong suốt quá trình canh tác từng giai đoạn của cây chôm chôm cần kết hợp với phun phân bón quá lá với lượng phù hợp. Nhằm cung cấp dinh dưỡng nhanh, bổ sung kịp thời cho cây ở từng giai đoạn của cây chôm chôm.

Quy trình xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ thu lợi nhuận kép.

- Sau khi cây phục hồi, sinh trưởng phát triển tốt, cơi đợt 2 thuần thục, hoặc cơi đợt 3 chuyển sang lá lụa thì cần dọn vệ sinh vườn, kiểm tra lại thông số của đất (PH và EC), nếu chỉ số đảm bảo, thời tiết thuận lợi thì tiến hành xử lý cho cây chôm chôm ra hoa.

- Phương pháp xử lý cây chôm chôm ra hoa: Tùy vào từng điều kiện cụ thể của từng vườn để lựa chọn biện pháp xử lý ra hoa thích hợp. Có 2 phương pháp xử lý ra hoa: Biện pháp kích thích ra hoa bằng kỹ thuật xiết nước và xử lý ra hoa bằng cách phun Puclobutrazol.

- Khi xử lý ra hoa trên cây chôm chôm đạt yêu cầu thì bắt đầu chuyển qua giai đoạn nuôi trái theo đúng quy trình kỹ thuật.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status