Đốm vàng lá

Cây trồng bị hại: Cây mía
Tên khoa học: Mycovellosiella Koepkei, Cercospora koepkei Kruger

Triệu chứng bệnh đốm vàng lá Mycovellosiella Koepkei

- Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, lúc đầu trên lá xuất hiện những chấm vàng, nhỏ hình tròn hoặc hình bất định, kích thước không đ Vết bệnh lúc đầu là các đốm nhỏ xuất hiện trên lá non, vết bệnh có màu vàng sáng. Bệnh gây hại từ đỉnh lá xuống bẹ lá.

Bệnh đốm vàng lá Mycovellosiella Koepkei:

Bệnh trên lá ngon và bệnh trên lá già

- Bệnh phát triển  nặng, các vết bệnh liên kết với nhau thành từng đám, đường kính từ 1 đến vài cm, chuyển từ màu vàng sáng  thành màu đỏ gạch đến nâu đỏ; lá mía khô dần, có thể chết.

Ruộng mía ROC10 bị bệnh đốm vàng gây hại

- Bệnh xuất hiện trên cả 2 mặt lá mía, không xuất hiện trên bẹ và thân mía.

Tác nhân gây hại: Do nấm Mycovellosiella Koepkei gây ra, loại nấm này lây lan bằng  bào tử.  

 Quy luật phát sinh, phát triển của bệnh đốm vàng lá Mycovellosiella Koepkei

- Bệnh xuất hiện nhiều ở các thung, thiếu ánh sáng, ẩm độ cao, đọng nước. Trong các giống đang trồng, giống ROC10 bệnh đốm vàng gây hại mạnh nhất

- Bệnh đốm vàng lây lan trong điều kiện nóng, ẩm độ cao. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, qua nước mưa để gây hại

Điều kiện phát triển của bệnh đốm vàng lá Mycovellosiella Koepkei

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời ẩm ướt ở nhiệt độ khoảng 28OC. Ở nhiệt độ quá 34OC hoặc dưới 13OC nấm kém phát triển. Bệnh lan truyền nhờ gió, nước tưới và nước mưa. Nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư lá cây bi bệnh đã khô chết và ở trong đất độc canh cây mía. Bệnh thường phát triển mạnh đối với các ruộng mía chăm sóc kém, cây sinh trưởng yếu, nhất là trong những thời kỳ mưa ẩm kéo dài (tháng 7-8). Bệnh cũng có thể xuất hiện trong những tháng có nhiệt độ thấp (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Ảnh hưởng kinh tế của bệnh đốm vàng lá Mycovellosiella Koepkei

- Ở Việt Nam bệnh phá hại ở tất cả các vùng trồng mía phía Bắc. Bệnh gây hại suốt thời kỳ sinh trưởng của cây mía.

- Bệnh gây hại từ giai đoạn mía vươn lóng đến thu hoạch. Lá mía bị bệnh đốm vàng cháy khô, có thể chết; do vậy mất  khả năng quang hợp, tích lũy đường. • Bệnh đặc biệt nghiêm trọng trên các giống mía trỗ cờ, làm giảm năng suất và độ đường từ 10-25%

Phòng trừ bệnh đốm vàng lá Cercospora koepkei Kruger

Việc sử dụng thuốc trừ nấm hiệu quả kinh tế không cao, chỉ là biện pháp tình thế. Để phòng trừ bệnh đốm vàng, chúng ta nên áp dụng các biện pháp sau:

- Thay thế giống ROC10 bằng các giống kháng bệnh như QD93-159, VD00236 hoặc các giống mía khác có tính kháng bệnh cao.

- Nên luân canh với cây họ đậu để cách ly nguồn bệnh tích luỹ trong đất.

- Chăm sóc tốt, vun luống cao, thoát nước tốt trong mùa mưa, bóc bỏ các lá già để tạo độ thông thoáng trong ruộng mía.

- Bón vôi với liều lượng 500 kg/ha để xử lý đất trước khi trồng, hạn chế mầm bệnh trong đất.

- Đối với ruộng mía bị bệnh, sau khi thu hoạch phải tiêu huỷ hết tàn dư còn sót lại trên ruộng.

- Sử dụng phân bón có hàm lượng Kaly cao: NPK 15-5-20; NPK 10-5-20 để bón thúc. Bón thúc sớm để mía vươn lóng.

Nguồn: Cty TNHH Mía đường Nghệ An
DMCA.com Protection Status