Đốm mắt chim
Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh đốm mắt chim
Nấm Drechslera heveae Petch chỉ gây hại cho cây cao su và chưa có ghi nhận gây hại cho cây khác.
- Bệnh phát tán nhờ gió và nước mưa.
- Bệnh thường phát sinh trên cây trồng hạt và trên cây con khi thời tiết mưa nắng bất thường. Bệnh cũng xảy ra ở vùng đất trũng, đất xấu.
Bệnh đốm mắt chim trên lá cao su
Khả năng gây hại của bệnh đốm mắt chim
Vết bệnh đặc trưng như mắt chim, kích thước 1-3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài. Trên lá non gây biến dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong suốt giai đoạn sinh trưởng của lá. Bệnh ít khi gây chết toàn bộ cây, nhưng làm giảm sinh trưởng.
Biện pháp quản lý bệnh đốm mắt chim
- Chọn giống ít mẫn cảm với bệnh.
- Giữ vệ sinh và tạo độ thông thoáng cho vườn.
Hiện tại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ bệnh đốm mắt chim hại cao su. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc trừ bệnh trong danh mục trừ bệnh trên cao su có hoạt chất Hexaconazole hay hỗn hợp (Azoxystrobin + Difenoconazole)… chỉ phun trên tán lá non, chu kỳ phun 7 -10 ngày/lần.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng