Chọn bộ cắt tỉa tạo tán cho mít siêu năng suất

Cây trồng liên quan: Cây Mít

Đối với trồng cây ăn quả việc cắt cành tạo tán luôn là việc tiên quyết để tăng năng suất cây trồng. Hiện nay diện tích trồng mít đang tăng nhanh. Nhiều giống mít năng suất được du nhập vào nước ta. Tuy nhiên kỹ thuật trồng mít chưa được nhiều thông tin cập nhập mới.Để hỗ trợ bạn đọc những thông tin mới về kỹ thuật trồng mít năng suất cao, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết: Chọn bộ kỹ thuật cắt tỉa tạo tán cho mít siêu năng suất cụ thể như sau:

Cắt tỉa tạo mít lùn tạo năng suất cao

1. Tạo sao phải cắt cành tạo tán cho cây mít?

- Trồng mít với diện tích lớn hay nhỏ đều phải cắt tỉa. Cắt tỉa tạo tán là cách giúp cây trồng điều chỉnh nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng cành hữu hiệu. Tăng năng suất cây trồng.

- Việc cắt tỉa giúp cây định hình được khung tán chắc khỏe ngày từ đầu. Tăng khả năng mang trái lớn, chống đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận.

Xem thêm: Cytokinin CPPU Thúc đẩy sự phân chia và mở rộng tế bào.

- Thu dọn bộ cành lá vô hiệu tạo độ thông thoáng cho cây. Nhằm giảm sâu bệnh hại. Tăng hiệu suất quang hợp của tổng thể bộ tán lá của cây mít.

- Kiểm soát bộ khung tán tạo ra cây mít lùn giúp việc thu hoạch quả được dễ dàng. Tiện lợi cho việc chăm sóc đồng loạt cho mít với diện tích lớn.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít Thái Changai đơn giản, đạt hiệu quả cao

Cắt tỉa tạo tán đúng kỹ thuật cho mít

2. Cắt cành tạo tán cho cây mít vào thời điểm nào?

- Đối với cây ăn quả nói chung và cây mít nói riêng thì việc chọn thời điểm cắt tỉa rất quan trọng. Nếu sai thời điểm sẽ gây hiện tượng chột cây tức gây cho cây yếu và giảm năng suất. Nhưng nếu chọn đúng thời điểm thì ngược lại kích thích sự sinh trưởng và làm tăng năng suất của cây trồng.

- Việc cắt tỉa cho mít phụ thuộc vào mục đích của người trồng, tuổi cây và điều kiện thời tiết.

- Đối với cây từ 1-2 năm tuổi thì cắt tỉa mít chỉ yếu tạo bộ khung tán cho cây. Thông thường cắt tỉa 1 năm/lần. Cắt vào đầu mua khô là tốt nhất. Cắt khi cây có chiều cao cây lớn hơn 1 m.

Kinh nghiệm nhìn cành mít để cắt tỉa tạo tán mít

- Sau 2 năm đầu thì cây bắt đầu bước vào giai đoạn thu hoạch thì tiến hành cắt tỉa định kỳ. Tùy vào giai đoạn phát triển của cây để tiến hành cắt tỉa theo mục đích của người trồng. Nếu cắt tỉa thu gọn tán tỉa định tán thì nên cắt tỉa sau khi thu hoạch quả là tốt nhất. Có thể cắt tỉa trước khi làm bông đón quả một tháng là thích hợp. Hoặc có thể cắt tỉa định quả vào thời điểm sau khi quả đã thụ phấn xong hoàn toàn. Thông thường một năm cắt tỉa tán cây vào hai thời điểm đó là tháng 5-6 và tháng 10-11. Còn tỉa định quả theo chu kỳ quả. Sau khi hoa trỗ 30-40 ngày.

- Khi cắt tỉa cần dựa vào thời tiết để quyết định có nên tiến hành cắt tỉa hay không. Đối với cắt tỉa định cành thì nên chọn vào thời điểm khi có thời tiết nắng ráo từ 3-5 ngày mới tiến hành cắt tỉa. Khi tỉa định quả thì ít nhất 2 ngày nắng ráo. Nên tiến hành cắt tỉa khi tan sương, bắt đầu từ 9 giờ sáng. Nên kết thúc cắt tỉa trước 4 giờ chiều là tốt nhất.

Chọn bộ cắt tỉa cành, quả mít tạo năng suất cao

3. Kỹ thuật cắt tỉa cho cây mít

- Dụng cụ cắt tỉa: Cần chọn chuyên dụng cho cắt tỉa cây như kéo, cưa chuyên dụng, …

- Cách chọn cành cắt tỉa

+ Khi cắt tỉa cần dựa vào kinh nghiệm quan sát cành. Đối với cành có u ở ngay vị trí phân cành, cành to thì đó là cành cái, cành hữu hiệu. Cành nhỏ cành tăm, cành vượt là các cành vô hiệu. Chỉ cắt cành vô hiệu. Tuy nhiên đối với cành hữu hiệu cần tiến hành quan sát tổng thể bộ tán của cây để quyết định cắt tỉa cành nào. Cắt sao cho bộ tán cây phân bố đều, hình tròn, không che lấp lẫn nhau. Vị trí cắt là cách vị trí phân cành 5-7 cm là thích hợp nhất.

+ Khi cắt tỉa các cành mang bệnh, sâu hại cũng cần tiến hành cắt tỉa để tránh lan sang cành tán khác trên cây.

+ Nếu chiều cao cây quá 2 m thì cần cắt ngọn để kiểm soát chiều cao của cây. Tạo ra cây mít lùn giúp cho việc tập trung dinh dưỡng mang trái sau này và tiện lợi cho việc chăm sóc.

Xem thêm: Amino Acid - Tăng sức đề kháng cho cây trồng.

+ Cắt tỉa trái thì cần quan sát toàn thể các chùm bông, trái non của cây. Để quả cho cân đối tán cây và cành mang quả. Nên cắt nhưng quả bị méo, quả bị sơ đen, quả bị sâu hại, … Một cây chỉ nên để 2-3 quả. Khoảng cách thu hoạch quả cũng nên cách nhau từ 30-45 ngày là thích hợp nhất. Luân phiên ngối quả để thu hoạch thì dinh dưỡng của cây tập trung nuôi quả được lớn hơn, tăng năng suất của cây.

+ Cắt tỉa xong dùng cành lá đã cắt tỉa vun vào gốc để giữ ẩm cho cây.

+ Sau khi cắt tỉa nên quét dung dịch vôi đặc vào vết cắt và vào gốc là tốt nhất. Nếu diện tích lớn không có điều kiện làm thì sau khi cắt tỉa nên tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại.

- Cắt quá nhiều tán cây trong một lần cắt tỉa. Chỉ nên tiến hành cắt không quá 1/3 tổng tán cây/lần cắt tỉa. Tùy vào sức

Xem thêm: Dùng xơ mít gom ốc bươu vàng, xơ mít + nhựa cây trúc đào để diệt ốc

Cắt tỉa cho cây mít đúng kỹ thuật

4. Một số sai lầm thường gặp khi tiến hành cắt tỉa mít

 của cây để quyết định tiến hành cắt tỉa cho hợp lý.

- Cắt quá sâu vào thân, dụng cụ không sắc bén gây vết thương khó lành cho cây. Điều này dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh hại sâm nhập gây hại cho cây.

- Tiến hành cắt tỉa khi thời tiết có mưa. Đặc biệt là mưa phùn cần nên tránh tiến hành cắt tỉa. Nước mưa ướt vết cắt gây thối thân, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại xâm nhập.

Tỉa định quả mít tăng năng suất tăng lợi nhuận

- Không thu dọn cành bị sâu bệnh sau khi cắt tỉa. Những cành sâu bệnh hại sau cắt tỉa cần gom đốt. Như vậy mới tránh sự lây lan sâu bệnh hại sang cây khỏe.

- Cắt tỉa quả quá sớm. Việc cắt tỉa quả quá sớm sẽ không quan sát rõ tổng thể của chùm quả để tỉa quả. Quả chưa qua giai đoạn rụng sinh lý nên khi tỉa quả sớm có thể quả sẽ bị rụng sau này. Gây mất quả giảm năng suất cây mít.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status