Chăm sóc cây hồ tiêu, phần 4: Trồng dặm, buộc dây, làm cỏ

Cây trồng liên quan: Cây hồ tiêu

Trong bài viết này, bạn đọc sẽ: Hiểu được thời gian và kỹ thuật trồng dặm; Hiểu được tác dụng của việc buộc dây cho vườn tiêu, kỹ thuật buộc dây cho vườn tiêu; Hiểu được tác hại của cỏ dại, các biện pháp phòng trừ cỏ dại.

TRỒNG DẶM HỒ TIÊU

1. Lý do phải trồng dặm cây hồ tiêu

 - Cây giống chất lượng kém, không thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

 - Trồng không đúng kỹ thuật

 - Bị sâu bệnh

 - Gia súc phá hại.

2. Thời gian trồng dặm cây hồ tiêu

 - Đối với vườn tiêu mới trồng, sau khi trồng khoảng 1,5 - 2 tháng, tiến hành kiểm tra thường xuyên để kịp thời trồng dặm những cây chết, việc trồng dặm phải kết thúc trước mùa khô 1,5 - 2 tháng.

 - Đối với vườn tiêu từ năm thứ hai trở đi, xử lý hố vào mùa khô, đến đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm cần trồng dặm những cây chết, cây còi cọc, sinh trưởng kém.

 - Với vườn tiêu kinh doanh, nếu cần phải trồng dặm thường bà con nông dân thường dùng dây lươn ươm trong túi bầu để dặm.

 - Trường hợp những cây bị chết do nấm bệnh, phải nhổ tận rễ và tiêu hủy. Sau đó xử lý đất và phơi ải để diệt trừ mầm mống sâu bệnh. Sau khi xử lý ít nhất 6 tháng, mới nên trồng dặm lại.

3. Kỹ thuật trồng dặm cây hồ tiêu

 - Chuẩn bị cây dự trữ để dặm

 - Chọn cây cùng giống để dặm

 - Nếu trồng dặm trong năm trồng mới thì chỉ cần móc lỗ và trồng dặm lại trên những hố có cây chết, các năm sau thực hiện các công việc đào hố, bón lót, trộn phân, đắp mô như trồng mới.

Trồng dặm

Trồng dặm hồ tiêu

 - Chăm sóc tốt để cây trồng dặm sinh trưởng khỏe đuổi kịp các cây khác, làm cho vườn cây mau đồng đều.

BUỘC DÂY CHO HỒ TIÊU

1. Tác dụng của buộc dây cho hồ tiêu

+ Giúp cho rễ tiêu bám chắc vào trụ.

+ Rễ bám chắc vào trụ thì mới cho ra các cành quả, vì nếu không buộc kịp thời cành tược buông thõng ra ngoài, dây sẽ ốm yếu không ra cành quả được.

+ Các dây thân chính phân bố đều quanh trụ.

2. Vật liệu buộc: 

Dây buộc

Dây nilon mềm buộc thân hồ tiêu

3. Kỹ thuật buộc dây cho hồ tiêu

+ Dây thân lên đến đâu phải buộc đến đó.

+ Thường 7 ngày phải buộc 1 lần.

Buộc thân dây tiêu vào trụ gỗ

Buộc thân dây hồ tiêu vào trụ gỗ

Buộc thân dây tiêu vào trụ đúc bê tông

Buộc thân dây hồ tiêu vào trụ đúc bê tông

LÀM CỎ CHO HỒ TIÊU

1. Một số loài cỏ dại phổ biến trên vườn tiêu

 - Các loài cỏ hàng năm như cỏ mực, cỏ xước, cỏ bợ, cỏ ngọt, cỏ hôi, cỏ sữa…

Cỏ mực, cỏ xước, cỏ hôi

Cỏ mực, cỏ xước, cỏ hôi

 - Các loài cỏ lâu năm như cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ gừng, cỏ gà…những loài cỏ này có đặc tính sinh sản vô tính nên rất khó tiêu diệt.

Cỏ tranh và cỏ gấu

Cỏ tranh và cỏ gấu

Cỏ gừng và cỏ gà

Cỏ gừng và cỏ gà

2. Tác hại của cỏ dại đối với cây hồ tiêu

Cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, nước đối với cây tiêu, làm cho cây tiêu sinh trưởng phát triển kém.

3. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại

3.1 Các biện pháp hạn chế cỏ dại

 - Trước khi trồng, đất cần được khai hoang cày bừa kỹ, sau đó tiến hành xử lý, thu gom dọn sạch cỏ dại cũng như các cơ quan sinh sản của cỏ như thân ngầm, cành, thân phơi khô rồi đốt.

 - Dùng rơm rạ, thân lá thực vật che phủ mặt đất.

 - Trồng xen, trồng cây phủ đất để hạn chế cỏ dại

 - Hạn chế sự xâm nhập cơ giới của cỏ dại vào vườn tiêu:

+ Không dùng các loại cỏ có khả năng sinh sản vô tính để làm vật liệu tủ gốc.

+ Không sử dụng các loại cỏ sinh sản vô tính, các loại cỏ đã ra hoa làm chất độn chuồng và bón cho vườn tiêu.

3.2 Các biện pháp diệt trừ cỏ dại

3.2.1 Diệt trừ bằng biện pháp thủ công

 - Dùng cuốc xới xáo, số lần xới nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng cỏ dại nhiều hay ít và mức độ sinh trưởng của cỏ dại mạnh hay yếu.

Làm cỏ

Làm cỏ cho hồ tiêu

 - Nhổ cỏ bằng tay.

 - Dùng máy cắt cỏ hoặc phát cỏ: vào mùa mưa, với những vườn tiêu trồng trên đất dốc, tiến hành cắt hoặc phát cỏ thấp trên hàng, cách mặt đất 5 - 7 cm để tạo thành thảm phủ, hạn chế xói mòn rửa trôi. Cỏ gần gốc tiêu phải nhổ bằng tay.

Làm sạch cỏ trong gốc và để cỏ trên băng trong mùa mưa

Làm sạch cỏ trong gốc và để cỏ trên băng trong mùa mưa

Lưu ý: Khi xới xáo, làm cỏ cho vườn tiêu không được làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây tiêu.

3.2.2 Diệt trừ bằng thuốc hóa học

 - Có thể dùng một số loại thuốc có gốc Glyphosat như Glyphosan, Helosat, Roundup, clean -up, Viphosat… để diệt trừ một số loài cỏ khó diệt, sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu…

 - Đây là những loại thuốc có tác động lưu dẫn, do vậy sau khi phun thuốc sẽ xâm nhập vào bên trong thân qua bộ lá rồi di chuyển đến tất cả các bộ phận của cây kể cả hệ thống thân ngầm dưới đất nên hiệu quả diệt trừ rất cao.

 - Loại thuốc trừ cỏ có thể diệt trừ được rất nhiều loại cỏ, kể cả các loại cây trồng nếu trong quá trình phun để dung dịch thuốc bám dính vào các bộ phận xanh của cây.

 - Nên phun thuốc vào thời điểm cỏ sinh trưởng mạnh, có nhiều lá xanh, chồi non (cỏ tranh cao 25 - 30 cm, cỏ gấu cao 10 - 15 cm).

 - Không nên phun thuốc trong điều kiện khô hạn, đất ngập nước.

 - Trong thực tế người trồng tiêu thường chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ để phun trước khi trồng, nếu khu đất có quá nhiều cỏ khó diệt.

 - Sau khi đã trồng tiêu thì việc sử dụng thuốc diệt cỏ cần hết sức cẩn thận, tuyệt đối không được để dung dịch thuốc bám dính gây hại cho cây tiêu, nên:

+ Che chắn cây tiêu khi phun thuốc

+ Sử dụng áp lực phun thấp

+ Không phun khi có gió lớn 4. Thu gom và xử lý cỏ dại:

Cỏ dại sau khi làm xong bằng các biện pháp thủ công:

 - Không để thành đống, không để trong gốc tiêu, không để khô rồi đốt. - Rải mỏng cỏ trên hàng hoặc trên băng trong vườn tiêu.

Nguồn: Giáo trình cây Hồ Tiêu - Bộ NT&PTNT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status