Cây măng tây
Tên tiếng Anh: Asparagus
Danh pháp hai phần: Asparagus officinalis
Tên khoa học: Asparagus officinalis
Thuộc họ Lily - Asparagaceae
1. Nguồn gốc cây măng tây
Cây măng tây có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, được trồng và sử dụng như một loại rau. Được du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 tại Lâm Đồng, ban đầu được trồng để làm cảnh, sau đó được nhân trồng để thu hái lấy rau. Đến năm 2005 diện tích trồng măng tây ở nước ta mới phát triển. Hiện nay, măng tây được trồng và nhân rộng trên 63 tỉnh thành Việt Nam, trồng nhiều ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận.
2. Mô tả sơ bộ cây măng tây
- Măng tây là loại cây thân thảo, trồng lâu năm để lấy rau, trồng 1 lần nhưng có thể cho thu hoạch nhiều vụ trong năm. Măng tây gọi là rau nhưng có thể sống được 20-25 năm. Cây có thể cao từ 100-150 cm. Có 3 giống măng tây chính: măng tây xanh, măng tây trắng, măng tây tím. Ở Việt Nam thường trồng măng tây xanh.
Giống măng tây tím
Giống măng tây xanh
- Thân cây măng tây có 2 loại: thân ngầm (thân rễ) và thân khí sinh. Thân rễ mọc ngầm trong đất. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính từ 5-6 mm, màu nâu sáng, xốp. Thân khí sinh là các thân đứng mọc trong không khí, trên thân có những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm.
- Hoa rất nhỏ, hình chuông, có màu xanh-trắng đến vàng nhạt, độ dài khoảng 4- 6mm, hoa mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm 2-3 bông ở nách lá của các cành dạng lá. Măng tây có hoa đực và hoa cái, có khi là lưỡng tính, các hoa khác gốc. Quả hình cầu, dày màu đỏ, có tính độc đối với con người.
Đặc điểm thực vật học cây măng tây
Hoa măng tây hình chuông
3. Đặc điểm sinh thái cây măng tây
- Cây măng tây là cây có thể phát triển quanh năm, thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ phát triển tốt nhất đối với măng tây là vào ban ngày 24-26,5oC, ban đêm là 15,5-21oC. Nhiệt độ quá cao 37-39oC, hoặc quá thấp 10-12oC, có nhiều sương giá (miền núi phía Bắc) cây sinh trưởng rất chậm. Một số giống măng tây cần nhiệt độ thấp để có thể trải qua thời kỳ tàn cây, ngủ đông trên đồng ruộng.
- Măng tây là cây ưa sáng, số giờ chiếu sáng trên ngày 7-8 giờ/gày. Măng tây không ưa bóng, nếu trồng bị che bóng, hiệu suất quang hợp thấp, cây sẽ sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất. Ẩm độ không khí thích hợp từ 60-70%, độ ẩm đất 70-75%, yêu cầu lượng mưa thấp dưới 1000mm/năm.
- Cây măng thích hợp với điều kiện nắng và đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, pH đất từ 6,0-7,5. Thường là đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất đồi tơi xốp phù hợp trồng măng tây. Cây cũng có thể sống được ở đất có thành phần cơ giới nặng miễn là đất đó thoát nước tốt và mực nước ngầm không vượt khoảng cách 1,2 mét so với bề mặt để tranh úng rễ cây măng. Măng tây rất sợ úng, nên bố trí trồng ở khu ruộng có khả năng thoát nước tốt. Cây măng tây không phải là cây cần nhiều nước, cây có thể chịu được với nước lợ và đất nhiễm mặn khá tốt.
4. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây măng tây
- Măng tây là loại cây lâu năm được lấy măng làm rau ăn, trang trí làm cảnh. Măng tây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Sản phẩm thu hoạch của cây măng tây là măng (đoạn thân non mọc lên khỏi mặt đất khoảng 10-15cm).
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g măng tây
Thành phần dinh dưỡng cơ bản |
Số lượng |
Thành phần dinh dưỡng cơ bản |
Số lượng |
Thành phần dinh dưỡng cơ bản |
Số lượng |
Năng lượng |
20 kcal |
Sodium |
2 mg |
Vitamin E |
1,1 mg |
Carbohydrates |
0,88 g |
Vitamin A |
38 mg |
Vitamin K |
41,6 mg |
Đường |
1,88g |
Thiamine (B1) |
0,143 mg |
Canxi |
24 mg |
Thức ăn chất xơ |
2,1 g |
Riboflavin (B2) |
0,141 mg |
Sắt |
2,14 mg |
Chất béo |
0,12 g |
Niacin (B3) |
0,978 mg |
Magnesium |
14 mg |
Chất đạm |
2,2 g |
Vitamin B6 |
0,091 mg |
Mangan |
0,158 mg |
Vitamin C |
5,6 mg |
Axit pantothenic (B5) |
0,274 mg |
Phốt pho |
0,158 mg |
Folate (B9) |
52 mg |
Choline |
16 mg |
Kali |
202 mg |
Nguồn: Theo cơ sở dữ liệu của USDA Nutrient
- Măng tây được chế biến rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Ở Châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bỉ, Đức, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Thụy Sĩ….. măng tây được chế biến các mòn hầm, súp, làm rau ăn salad có giá trị dinh dưỡng cao; một số nước ở Châu Á măng tây còn được chiên.
- Một bát măng tây nấu chín đáp ứng được 1/3 lượng vitamin C và 2/3 lượng folate cho nhu cầu cơ thể con người hằng ngày. Măng tây cũng chứa vitamin A, E, amino axit asparagine, kali, phốt pho, và 7-10% lượng sắt cần thiết cho người. Măng tây chứa ít năng lượng, một bát măng nấu chín chỉ có 43 ca-lo, phù hợp với người ăn kiêng.
- Bên cạnh giá trị sử dụng làm rau, măng tây còn được làm vị thuốc chữa được nhiều bệnh trong Y học như: Trị chứng mất ngủ, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, tốt cho đường ruột; Trong rễ măng tây có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali có tác dụng giúp trong y học như hỗ trợ giảm niệu của bệnh nhãn tim, các bệnh về thận, vàng da.