Cây giảo cổ lam

Cây giảo cổ lam , các đặc điểm sinh thái, hình thái cây giảo cổ lam và các công dụng mang lại từ cây giảo cổ lam mà nhiều người chưa biết đến.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum

- Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum

- Thuộc họ bầu bí

- Còn có tên gọi khác là: Cổ yếm, thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trương sinh thảo hoặc thất diệp đảm...

1. Phân bố của cây giảo cổ lam

- Tại Việt Nam giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai.

- Trên thế giới giảo cổ lam phân bố ở các nước: Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ

2. Đặc điểm hình thái của cây giảo cổ lam

- Giảo cổ lam là dạng dây leo nhỏ, leo bằng tua cuốn; thân mảnh, lúc non tròn sau có cạnh. Lá kép chân vịt, có cuống dài 3 - 4 cm; đường kính cả lá 3,5 - 6,0 cm. Hiện nay ở nước ta đã phát hiện 4 loại giảo cổ lam: loại 9 lá, 7 lá, 5 lá, 3 lá.

Hình thái lá của mỗi loại có những đặc điểm khác nhau:

- Giảo cổ lam 9 lá: lá chét hình thoi hoặc hình mác, 11 - 12 cm (tính cả cuống) phiến lá rộng 2,0 - 2,5 cm; nhọn đầu, mỏng, mép khía răng cưa đều.

Giảo cổ lam 9 lá

Hình 1: Giảo cổ lam 9 lá

- Giảo cổ lam 7 lá: lá chét hình thoi hoặc hình mác, dài 12cm cm, phiến lá rộng 1,5 - 2,0 cm; nhọn đầu, mỏng; mép khía răng cưa đều.

Giảo cổ lam 7 lá

Hình 2: Giảo cổ lam 7 lá

- Giảo cổ lam 5 lá: lá chét hình thoi hoặc hình mác, dài 10 - 11cm cm, phiến lá rộng 1,5 - 2,0 cm, nhọn đầu, mỏng; mép khía răng cưa đều.

Giảo cổ lam 5 lá

Hình 3: Giảo cổ lam 5 lá

-   Giảo cổ lam 3 lá có 3 chét lá rõ ràng

Giảo cổ lam 3 lá

Hình 4: Giảo cổ lam 3 lá

- Hoa đơn tính, cụm hoa chùm, mọc ở kẽ lá, dài 3 - 6 cm, phân nhánh. Hoa nhỏ, hình sao, màu vàng nhạt; đài tạo thành ống ngắn; 5 cánh hoa dài, nhọn, rời nhau; bao phấn hình đĩa; hoa cái có 3 vòi nhụy.

Hoa giảo cổ lam 5 lá

Hình 5: Hoa giảo cổ lam 5 lá

- Quả khô hình cầu, đường kính 5 - 9 mm, khi chín màu đen chứa 2 - 3 hạt, khi chín không mở, đường kính xấp xỉ 6mm.

Hoa giảo cổ lam xanh

Hình 6: Quả giảo cổ lam xanh

Quả giảo cổ lam chín

Hình 7: Quả giảo cổ lam chín

Quả giảo cổ lam đã thu hoạch

Hình 8: Quả giảo cổ lam đã thu hoạch

Lát cắt ngang quả giảo cổ lam

Hình 9: Lát cắt ngang quả giảo cổ lam

- Hạt hình tim, hơi dẹt và sần sùi. Kích thước hạt 4x4 mm

Hạt giảo cổ lam

Hình 10: Hạt giảo cổ lam

- Tuy giảo cổ lam có nhiều loại nhưng cho đến nay chỉ có 2 loại có tác dụng chữa bệnh đó là giảo cổ lam 5 lá và giảo cổ lam 7 lá. Vì vậy, khi gây trồng để cung cấp cho các cơ sở sản xuất dược liệu chúng ta chỉ trồng 2 loại này.

3. Đặc điểm sinh thái của cây giảo cổ lam

- Cây sinh trưởng tốt nơi ánh sáng yếu (ánh sáng tán xạ) và đất ẩm hoặc hơi chịu bóng; thường leo trùm lên các tảng đá, hay những cây bụi, dây leo khác ở ven rừng thưa núi đá vôi, độ cao phân bố đến 1.600 m (Sa Pa, Lào Cai). Mùa đông cây có hiện tượng bán tàn lụi, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.

- Mùa hoa quả tháng 6 - 10. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, và mọc chồi nhiều từ các phần còn lại sau khi cắt.

- Ở Trung Quốc Cây giảo cổ lam mọc tự nhiên trên độ cao từ 100 - 3200m nhiều dạng sinh cảnh khác nhau như: trên đất rừng, trên núi cao, dọc 2 bên đường...

3.1. Khí hậu thích hợp để trồng giảo cổ lam

- Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, ưa bóng điển hình, vì vậy ánh sáng là yếu tố quan trọng đầu tiên được cân nhắc trong quá trình trồng trọt.

- Cây giảo cổ lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng tốt nhất là ở các vùng khí hậu mát, ẩm

- Khu phân bố tự nhiên có nhiệt độ bình quân là 16,1oC, nhiệt độ cao nhất là 28,8oC, nhiệt độ thấp nhất là 3,6oC. Tuy nhiên cây có thể chịu được nhiệt độ cao nhất là 39,7oC, thấp nhất là - 9,6oC.

3.2. Loại đất trồng cây giảo cổ lam phát triển tốt nhất

- Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên rất nhiều loại đất như đất cát, đất mùn, đất thịt. Đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, đất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm.

- Độ ẩm thích hợp trung bình là 75%, hàm lượng nước trong đất 25 - 40%.

Giảo cổ lam là loài thực vật ưa sáng, mọc dưới tán rừng.

4. Công dụng mang lại từ cây giảo cổ lam

- Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu/chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

- Tác dụng chữa cao huyết áp và huyết áp thấp: chống huyết khối và bình ổn huyết áp ( đưa huyết áp trở lại trạng thái cân bằng).

Các sản phẩm làm từ giảo cổ lam

Hình 11: Các sản phẩm được làm từ giảo cổ lam

- Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não.

- Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.

- Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.

- Tác dụng chữa bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.

- Tác dụng chữa mất ngủ: giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

- Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu lên não.

- Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.

- Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

- Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.

- Đối tượng áp dụng cây giảo cổ lam

+ Người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ

+ Người bị cao huyết áp, bệnh tim mạnh

+ Người bị tiêu đường

+ Người béo phì, béo bụng

+ Phụ nữ sau khi sinh bị béo phì, béo bụng

+ Người có hệ miễn dịch yếu, sức khỏe kém

+ Người bị ung thư.

Trà giảo cổ lam

Hình 12: Trà giảo cổ lam

- Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như.. selen, kẽm, sắt, mangan, photpho...

5. Giá trị kinh tế mang khi trồng cây giảo cổ lam

- Giảo cổ lam là cây thuốc dân tộc, được sử dụng từ lâu trong cộng đồng người Tày ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Hơn chục năm trở lại đây, do nhu cầu thu mua bán qua biên giới (Trung Quốc) tăng cao, cây thuốc này đã bị khai thác quá mức tại nhiều nơi ở vùng Đông Bắc. Giá thu gom ở tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình.. từ 130.000 đến 150.000 đ/ kg khô. Vì vậy, giảo cổ lam mọc tự nhiên đã trở nên hiếm rõ rệt. Cũng có một số người dân đồng bào dân tộc đã lấy cây này về trồng thử trong vườn nhà, nhưng đây mới là việc làm tự phát, chưa có nghiên cứu cụ thể.

- Hiện nay, trên thị trường trong nước đã có sản phẩm được chế biến từ giảo cổ lam mang tên “Tuệ linh trà” - Giảo cổ lam. Một dạng thực phẩm chức năng, được giới thiệu có nhiều tác dụng tốt (bồi bổ sức khỏe, chống u, chống lão hóa, hạ cholesterol máu...) và bán với giá 29.000 đ/hộp (25 túi lọc, mỗi túi chứa 1,5 g/hộp giảo cổ lam + 0,5 g cỏ ngọt; mỗi hộp chứa 37,5 g giảo cổ lam). Những thông tin trên cho thấy giảo cổ lam có giá trị và triển vọng rất lớn trên thị trường.

Nguồn: Giáo trình Mô Đun trồng cây giảo cổ lam (Bộ NN&PTNT)
DMCA.com Protection Status