Công dụng của cây cỏ lào - Cây thuốc quanh ta

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc sử dụng cây cỏ lào. Tuy nhiên chỉ là sự truyền miệng chưa phải thông tin chính thống về việc dùng cây cỏ lào làm thuốc như thế nào. Nhiều bạn đọc quan tâm nhưng lại lo sợ thông tin không chính xác. Để giúp bạn đọc tìm hiểu về cây cỏ lào và một số bài thuốc thông dụng, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết về cây cỏ lào như sau:

Bật bí công dụng tuyệt với từ cây cỏ lào.

1. Những thông tin cần biết về cây cỏ lào

- Tên khoa học của cây cỏ lào là King et Robinson, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ở các vùng khác nhau được gọi theo tên khác như cây phân xanh, cỏ nhật, cộng sản, ba bốp, yến bạch, …

- Đặc điểm thực vật học của cây cỏ lào: Là cây thân thảo mọc thành từng bụi, cây có chiều cao từ 0,5 – 1 m. Cành mọc ngang, thân có lớp lông mịn. Lá mọc đối xứng, có hình trái xoan nhọn đầu, có mép răng cưa, cuống lá dài từ 1 – 2 cm, thường có 3 ngân chính. Hoa cỏ lào mọc thành cụm, các tán xếp ngang bằng nhau. Mỗi cụm hoa gồm nhiều lá bắp, xếp thành 3 – 4 hàng. Hoa nở có màu tím nhạt hoặc xanh phớt, sau dần chuyển sang màu trắng. Quả hình thoi, có năm cạnh được bao phủ lớp lông bên ngoài.

Cây cỏ lào - Hắc tinh của bệnh đường tiêu hóa.

- Đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây cỏ lào: Cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở hầu như mọi điều kiện ở nước ta. Không kén đất, chống chịu được với các điều kiện bất thuận như có thể phát triển trong điều kiện khô hanh, không chịu úng. Là cây ưa sáng. Cây cỏ lào là cây có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh.

- Sự phân bố của cây cỏ lào: Nguồn gốc của cây cỏ lào bắt đầu xuất hiện từ vùng bản địa Caribe và Bắc Mỹ. Di thực dần sang các vùng nhiệt đới khác thuộc Tây Phi và Châu Á. Tại Việt Nam, cây cỏ lào được tìm thấy vào năm 1985. Hiện nay cây cỏ lào có thể tìm thấy dễ dàng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

- Bộ phận thu hái sử dụng: Cây cỏ lào có thể thu hái tất cả các bộ phân dùng để làm thuốc trong đông y. Thời gian thu hái tiến hành quanh năm.

Xem thêm: 4-CPA-Na 98% hạn chế rụng trái non, tăng năng suất cây trồng.

2. Giá trị tuyệt vời từ cây cỏ lào

- Thành phần có trong cây cỏ lào khá đa dạng như tinh dầu, Kalium, đạm phosphor, tanin, alcaloid. Các thành phần tự nhiên này được đánh giá lành tính và có nhiều tác dụng trong việc điều trị, hỗ trợ cải thiện các chiệu chứng bệnh hiệu quả.

- Cây cỏ lào có giá trị dùng làm thuốc điều trị bệnh trong đông y. Với đặc tính ấm, vị cay, mang công dụng sát trùng, cầm máu và chống viêm rất tốt. Ngoài ra cây cỏ lào còn được sử dụng như một vị thuốc vào các bài thuốc điều trị các bệnh cấp tính, điều trị bệnh xương khớp, tiêu hóa, …

- Theo y học hiện đại, cây cỏ lào có nhiều tác dụng như chống co thắt cơ trơn, cầm máu, liều sẹo, giảm quá trị lão hóa, có khả năng giảm tiết dịch nhanh lành vết thương, …

Cây cỏ lào vị thuốc tuyệt vời hỗ trợ sức khỏe.

3. Trồng và chăm sóc cây cỏ lào làm dược liệu

- Chuẩn bị đất trồng: Cây cỏ lào là cây có khả năng sinh trưởng mạnh. Cây không kén đất, có thể trồng trên các chân đất khác nhau. Chỉ cần lưu ý vùng trồng không bị trũng, ngập nước là được. Đất càng tốt, màu mỡ thì cây càng sinh trưởng phát triển tốt.

- Thời điểm trồng: Có thể trồng quanh năm. Đối với vùng phía Nam có mùa mưa thì nên trồng cuối mùa mưa giảm thiểu cây bị chết úng do ngập nước.

- Giống cây cỏ lào: Hiện nay cây cỏ lào rất dễ tìm ngoài tự nhiên. Vì vậy giống cây cỏ lào thường được thu gom ngoài tự nhiên.

- Kỹ thuật trồng: Có thể trồng theo luống hoặc không theo luống. Mật độ trồng tùy vào số lượng giống thu gom được. Trồng càng thưa cây càng tăng khả năng sinh trưởng phát triển mạnh.

Nhận diện cây cỏ lào như thế nào?

- Chế độ nước tưới: Cây có thích nghi với điều kiện khô hanh. Do vậy khi trồng cần đảm bảo độ ẩm của đất đạt 50 – 60%. Trung bình 3 – 4 ngày tưới một lần. Khi có mưa không cần tưới.

- Bón phân cho cây cỏ lào: Khi trồng cây cỏ lào làm dược liệu chỉ tiến hành bón phân 1 lần vào thời điểm bón lót. Với lượng bón tính cho 1 sào 500 m2: 1 – 2 tấn phân chuồng + Ure 5 kg + Super lân 20 – 25 kg. Bón kết hợp với giai đoạn làm đất nhằm vùi phân tránh thất thoát phân bón.

- Thu hái và sơ chế: Sau trồng từ  2 – 3 tháng có thể tiến hành thu hái. Có thể tiến hành thu hái quanh năm. Hình thức thu hái có thể nhổ toàn bộ cây hoặc cắt tỉa lưu gốc. Khi thu hái mang phơi khô hoặc xấy khô rồi bảo quản khô dùng làm thuốc. Lưu ý điều kiện bảo quản phải khô ráo hạn chế ẩm mốc làm giảm hiệu quả của dược liệu.

Xem thêm: Vitamin B1-Tăng chồi, tăng mầm, tăng sinh khối cây trồng.

4. Một số bài thuốc thông dụng từ cây cỏ lào

- Trị bệnh táo bón: Dùng 3 – 5 ngọn cỏ lào nhai trực tiếp. Bệnh nặng có thể làm từ 2 – 3 lần, hai ngày dùng một lần.

- Trị bệnh viêm đại tràng: Dùng 20 – 30 gram cây cỏ lào khô + 10 gram khổ sâm + 25 gram bạch truật. Đem rửa sạch rồi sắc uống thay nước. Dùng liên tục từ 10 – 15 ngày bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi dần.

30 bài thuốc từ cây cỏ lào trị các bệnh hỗ trợ sức khỏe.

- Bệnh loét dạ dày: Dùng 20 gram cỏ lào khô + 30 gram lá khôi + 20 gram dạ cảm + 5 gram tam thất nam. Đem rửa sạch, sắc uống hằng ngày. Dùng liên tục cho đến khi bệnh giảm và khỏi dứt điểm.

- Bài thuốc trị bệnh lỵ, tiêu cháy: 12 gram cỏ lào/ 1 lần sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Dùng 3 – 4 ngày là bệnh có các triệu chứng cải thiện đáng kể.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status