Cách trồng mướp trong thùng xốp cho hoa nhiều, quả sai trĩu

Với những hộ gia đình có diện tích đất trật hẹp không có khu vườn nhỏ để trồng cho mình được vườn rau ưng ý, thì việc trồng các loại rau trong chậu hoặc thùng xốp trên sân thượng ban công nhà mình là phương pháp đang được rất nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay camnangcaytrong.com sẽ hướng dẫn bạn cách trồng mướp trong thùng xốp hoặc chậu cực đơn giản và cho quả sai vườn.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng mướp

1.1 Chọn giống mướp

- Bạn có thể đến các cửa hàng uy tín hoặc các siêu thị bán hạt giống để lauwj chọn các dòng hạt giống mướp chuẩn nhất. Bạn có thể mua hạt giống Mướp hương F1 hoặc hạt giống mướp hương Cao Sản.

- Hoặc bạn có thể mua cây mướp con ngay ngoài trợ để về trồng trực tiếp, như vậy thì giống mướp không được đảm bảo.

1.2. Chuẩn bị thùng xốp trồng mướp

- Mướp là loại cây thân leo, với bộ rễ phát triển khỏe mạnh và có bộ tán phát triển rộng. Để cho cây phát triển nhanh và khỏe mạnh bạn cần chuẩn bị chậu hoặc thùng xốp lớn chứa được nhiều đất trồng.

Chuẩn bị thùng xốp trồng mướp

Chuẩn bị thùng xốp trồng mướp

- Kỹ thuật trồng mướp trong thùng xốp được khá nhiều người ưa chuộng vì cây có độ thông thoáng tốt và phát triển nhanh. Bạn cần đục thủng nhiều lỗ dưới đáy thùng (chậu), và nhiều lỗ bên hông. Làm như vậy để đất thông thoáng, không bị ứ đọng nước khi tưới. Nếu như thùng xốp (chậu) trồng bị đọng nước, sẽ dẫn đến thối rễ dần và cây sẽ suy yếu.

1.3. Chuẩn bị đất trồng mướp trong thùng xốp

- Khi trồng mướp trong thùng xốp bạn có thể chủ động trong việc chọn đất trồng phù hợp.

- Để có cây mướp phất triển khỏe mạnh, năng suất cao thì đất trồng phải giàu dinh dưỡng. Bạn có thể mua đất trực tiếp có sẵn tại các cửa hàng bán cây giống, đất đã qua xử lý và bổ sung dinh dưỡng.

- Nếu không có điều kiện bạn cũng có thể chủ động việc chọn lựa đất trồng cho cây nhà mình. Bạn có thể trộn thêm đất với phân chuồng ủ hoai mục cùng với xơ dừa, mùn hữu cơ, hay vỏ chấu. Trước khi gieo trồng bạn cần xử lý đất bằng cách phơi ải 7-10 ngày để diệt các mầm bệnh có trong đất.

1.4. Lựa chọn vị trí trồng mướp

- Mướp là loại cây phát triển tốt trong điều kiện nhiều nắng gió. Bạn nên lựa chọn những vị trí có ánh nắng chiều khoảng 6-7 tiếng mỗi ngày. Các vị trí có thể kể đến như sân thượng, ban công nhà hay cạnh vách tường.

- Một sư lưu ý nhẹ nữa là vị trí trồng cần có không gian cao tối thiểu là 1,5m. Đó là không gian cần thiết để mướp phát triển và cho quả một cách tự nhiên.

2. Thời vụ thích hợp trồng mướp

- Cây mướp là loại cây dễ trồng, thích hợp trồng được với các mùa trong năm nếu nhưu bạn biết nắm được các quy trình chăm sóc cây mướp đúng cách. Nhưng để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cho nhanh ra quả nhất là trồng vào tháng 1 đến tháng 6.

3. Hướng dẫn trồng mướp trong thùng xốp hiệu quả nhất

3.1. Ươm cây mướp con từ hạt

- Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4-6 giờ. Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi đem ủ vào khăn ẩm, ủ cho đến khi hạt nứt nanh (khoảng 36-48 giờ) thì đem gieo.

- Lúc này, bạn đem hạt gieo xuống đất và lấp một lớp đất mỏng (1cm) lên trên. Bạn có thể ươm hạt vào những bầu ươm chuẩn bị sẵn. Đến khi cây được 2-3 lá thì đem ra chậu trồng.

3.2. Tiến hành trồng cây mướp trong thùng xốp (chậu)

- Sau khi cây được 2-3 lá là thời điểm thích hợp chuyển sang chậu trồng. Trong quá trình chuyển từ bầu ươm ra chậu cần phải thao tác nhẹ nhàng, tránh làm đứt rễ.

Khi cây có 2-3 lá tiến hành trồng mướp

Khi cây có 2-3 lá tiến hành trồng mướp

- Bạn đào những hố nhỏ rộng 5-7cm, sâu khoảng 10cm để đặt cây con. Có thể bón lót một ít phân và trấu xuống bên dưới để cây sớm hấp thụ dinh dưỡng hơn.

- Trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày sau khi trồng, bạn cần tưới nước giữ ẩm cho chậu trồng. Ngày tưới 1-2 lần. Và thực hiện che nắng cho cây, thời điểm này cây chưa chịu được ánh nắng mặt trời trực tiếp.

3.3. Cách tạo rễ cho cây mướp phát triển khỏe

- Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt.Mướp là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt.

- Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc). Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu. Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.

4. Kỹ thuật chăm sóc mướp đúng cách cho quả sai trĩu

4.1. Tưới nước đúng đủ cho cây mướp

- Được biết đến là một loại cây ưa nước, bạn nên tưới thường xuyên để giữ ẩm cho đất. Nếu có thể thì ngày tưới 1-2 lần, vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Mỗi lần tưới lượng nước vừa đủ, tránh tưới nhiều làm chậu cây bị đọng nước.

- Tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây, nước vo gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của cây.

- Lượng nước cần gia tăng lúc ra hoa rộ. Không nên tưới phun nước lên hoa, quả non.

- Khi cây bước vào giai đoạn hình thành trái, cần giảm lượng nước tưới. Bạn nên tưới trực tiếp vào khu vực đất xung quanh gốc, tránh tưới lên hoa hay quả.

4.2. Thực hiện làm giàn cho cây mướp

- Việc làm giàn cho mướp là không thể thiếu, sau khi cây được 1 tháng thì bạn tiến hành thực hiện. Mục đích của việc này là giúp cây có môi trường leo, đồng thời nâng đỡ quả trong giai đoạn sau.

- Cách làm sử dụng các thanh tre, gỗ hoặc các thanh nhựa có sẵn để gác chéo. Tạo thành các khung cố định, phân trải đều. Dùng dây thép hoặc dây dù để cố định các thanh lại với nhau.

Tiến hành làm giàn cho mướp leo

Tiến hành làm giàn cho mướp leo

Lưu ý: Khi hoa bắt đầu xuất hiện, khoảng 2-3 tháng sau khi trồng. Bạn có thể tiến hành thụ phấn nhân tạo cho mướp. Cách làm lấy hoa đực úp ngược vào núm những bông hoa cái.

4.3. Bón phân cho cây mướp

- Cũng như các loại cây ăn trái khác, thì việc bón phân giúp tăng năng suất cho mướp rất cần thiết. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón giàu hàm lượng lân và kali. Nếu như bạn chỉ tưới đạm cho cây, thì cây sẽ ít quả và quả cũng không được lớn trái.

- Bạn có thể sử dụng phân bón NPK 15-5-27 để bón cho cây mướp, bón theo công thức:

+ Bón lót: Bón trước khi gieo/trồng, vào lần làm đất cuối cùng. Trộn đều phân vào đất để hạn chế sự thất thoát của phân, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần khi cây bắt đầu giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.

Phân bón lá Siêu lân NPK 10-50-10+TE - Kích hoa, kích rễ, củ

Xem thêm - Phân bón lá Siêu lân NPK 10-50-10+TE - Kích hoa, kích rễ, củ

+ Bón thúc: Chia làm 2 đợt để bón.

  •  Đợt 1: Sau khi gieo khoảng 2 tuần.
  •  Đợt 2: Cách lần bón thứ nhất 10 – 15 ngày

- Cách bón:

+ Hòa tan vào nước để tưới, sau khi tưới phân nên tưới lại bằng nước lã để rửa sạch lượng phân còn bám lại trên bề mặt lá.

+ Hoặc rải phân cách gốc 3-5cm, tưới nước đẫm.

+ Bón phân cách thời gian thu hoạch là 10-15 ngày.

4.4. Phòng trừ sâu bệnh hại cây mướp

- Trong quá trình phát triển khó có thể tránh được sâu bệnh hại. Bạn cần theo dõi thường xuyên để bắt sâu, ốc sên nếu để tránh hại cây. Ngoài ra khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, nên mua thuốc phun kịp thời.

- Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh. Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 5 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.

5. Thu hoạch mướp sau thời gian chăm sóc

- Sau khoảng 40 – 45 ngày là mướp cho quả, và bạn có thể thu hoạch khi trái còn non. Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên bón thêm phân mùn giun cho cây.

- Ngoài ra, nếu như cây cho quá nhiều quả bé thì bạn có thể ngắt bớt. Để cây tập trung chất dinh dưỡng phát triển lượng quả nhất định. Như vậy quả sẽ to và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status