Bệnh khảm, khảm vỏ hạt đậu tương

Cây trồng bị hại: Cây đậu tương (đậu nành)
Tên khoa học: Soybean mosaic virus

Triệu chứng gây bệnh khảm, khảm vỏ hạt đậu tương (soybean mosaic virus):

Đây là một trong những bệnh quan trọng nhất ở nhiều nơi trên thế giới. Mức độ của bệnh tùy thuộc vào giống và khí hậu. Ở nhiệt độ cao, bệnh không biểu hiện Triệu chứng bệnh ra ngòai. Năng suất có thể giảm trên 25%. Bệnh được ghi nhận đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thập niên 1900. Bệnh hiện diện ở khắp các vùng trồng đậu nành trên thế giới. Khi bệnh xuất hiện sớm sẽ dẫn đến thất thu nặng.

Ở ĐBSCL, từ vụ đông xuân 79-80, bệnh tỏ ra khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện khá sớm (vào 4 tuần sau khi gieo) và gây thiệt hại nặng ở những ruộng không được trị bệnh kịp lúc.

Lá bị mất màu, loang lổ giống như tấm khãm. Lá nhỏ lại, phát triển không đều, bìa lá cong xuống làm lá biến dạng. Phiến lá bị xếp nếp nhăn nhúm, có màu loang lổ xanh nhạt và xanh đậm và thường dày hơn lá bình thường. Dọc gân lá, mô tế bào nổi rộp lên những mụn màu xanh đậm.

Bệnh khảm, khảm vỏ hạt đậu tương (soybean mosaic virus) trên lá

Lá cây bị bệnh khảm do vi khuẩn soybean mosaic virus

Triệu chứng bệnh trên lá trông gần giống Triệu chứng bệnh đậu nành bị ngộ độc thuốc diệt cỏ 2,4 D. Việc sử dụng bất cẩn thuốc diệt cỏ cho ruộng đậu hoặc ở gần ruộng đậu, nhất là vào những ngày có gió mạnh có thể gây hại cho các ruộng đậu ở cách xa đó 30-60 m.

Bệnh khảm, khảm vỏ hạt đậu tương (soybean mosaic virus) trên hạt

Bệnh khảm, khảm vỏ hạt đậu tương (soybean mosaic virus)

Cây lùn do các lóng thân phát triển kém. Trái và hạt phát triển chậm lại, nhất là các trái ở phần trên của cây. Trái chín chậm, hạt nhỏ, vỏ hạt bị đổi thành màu nâu nhạt và đậm không đều, từ tễ hạt lan ra. Triệu chứng bệnh bệnh được biểu hiện rõ ở 18,5oC. Trên 29,5oC, Triệu chứng bệnh sẽ ở dạng tiềm ẩn.

Tác nhân gây bệnh khảm, khảm vỏ hạt đậu tương (soybean mosaic virus):

Do cực vi khuẩn SMV (soybean mosaic virus) Soja virus I (Gardner Kendrick) Smith. Soja virus I được truyền qua hạt giống, qua côn trùng mang truyền bệnh (vectors) và có thể truyền bằng cơ học. Các vectors quan trọng nhất là các lòai rầy mềm Macrosiphum, M. gei và M. pisi, và Myzus persicae, Disaulacorthum pseudosolani. Virus thuộc lọai lưu tồn không bền trong cơ thể vectors (non - persistent virus) và bị mất họat tính ở nhiệt độ 64 - 66oC trong 10 phút.

Biện pháp phòng trị bệnh khảm, khảm vỏ hạt đậu tương (soybean mosaic virus):

- Ruộng sản xuất giống nên được trồng sớm và bố trí cách ly với ruộng sản xuất đại trà.

- Dùng hạt giống tốt, đầy đặn, chống bệnh hoặc từ ruộng không bị bệnh. Khử hạt trước khi gieo như đối với bệnh đốm phấn.

- Cần phát hiện bệnh sớm và tiêu hủy cây bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại.

- Phun thuốc phòng trừ côn trùng mang truyền mầm bệnh.

Nguồn: ctu.edu.vn
DMCA.com Protection Status