Bạch tạng

Cây trồng bị hại: Cây ngô (cây bắp)
Tên khoa học: Sclerospora maydis (Racib.) Butller

Bệnh phổ biến ở nhiều nước vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Inddoneexxia, Trung Phi và vùng Caribe. Bệnh thường phát sinh phá hoại tập trung ở các vùng trồng ngô thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có nơi ngô bị hại tới 70 - 80% số cây trên ruộng, gây thiếu hụt mật độ nghiêm trọng, cây chết không cho thu hoạch, phải gieo trồng lại.

Triệu chứng bệnh bạnh tạng trên ngô (bắp):

- Bệnh phá hoại chủ yếu từ thời kỳ cây mới mọc có 2 - 3 lá thật đến giai đoạn 8 - 9 lá nhưng có thể kéo dài tới khi cây trỗ cờ. 

- Bệnh hịa chủ yếu ở lá, các lá bị bệnh thường xuất hiện vết sọc dài theo phiến lá màu xanh trắng nhợt, lá mất màu dần, khi trời ấm, ban đêm, sáng sớm thường có lớp mốc xám phủ trên vết bệnh ở dưới mặt lá. 

- Trên cây những lá non mới ra cũng như bánh tẻ đều bị nhiễm bệnh nên trông toàn cây trắng nhợt, dần dần cây cằn yếu, các đốt gióng ngắn không phát triển được, cây vàng khô chết tại ruộng

- Cây bị bệnh kém phát triển hoặc phát triển không bình thường, còi cọc, lá nhỏ, không hình thành hạt hay hình thành những hạt dị hình. Bị bệnh nặng cây ngô (bắp) (cây bắp) không cho năng suất hoặc có thể chết.

Bệnh bạch tạng trên lá ngô, bệnh do nấm, biện pháp phòng trị

Bệnh bạnh tạng trên lá ngô (bắp) do nấm Sclerospora maydis (Racib.) Butller

Nguyên nhân bệnh bạnh tạng trên ngô (bắp):

Bệnh do nấm Sclerospora maydis (Racib.) Butller gây ra. Thuộc bộ Sclerosporales, lớp Nấm Trứng Oomycetes.

- Ở một số nơi trên thế giới bệnh bạch tạng hại trên ngô, kê có thể do Sclerospora graminicola (sacc). Shrot. Gây ra, bệnh được phát hiện đầu tiên ở Italia vào khoảng năm 1874. Nấm sinh sản vô tính, tạo thành các cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. 

- Cành bào tử ngắn mập, phía dưới thon, phía trên phình to phân nhiều nhánh ngắn không đều, ở đỉnh nhánh gắn các bào tử đơn bào hình trứng, hình bầu dục, không màu. 

- Cụm cành bào tử chui qua lỗ khí ở mặt lá lộ ra ngoài tạo thành 1 lớp mốc trắng như sương muối phủ trên mô bệnh.

- Bào tử phân sinh được hình thành trong khoảng nhiệt độ 10 - 27 độ C, khi nảy mầm hình thành ống xâm nhập vào lá để gây bệnh.

- Bào tử phân sinh là nguồn lây lan bệnh quan trọng trong thời kỳ ngô sinh trưởng trên đồng ruộng. Bào tử phân sinh được hình thành trong điều kiện độ ẩm cao, nhiều sương, trời âm u, ít nắng gắt và nhiệt độ thấp. 

- Trong điều kiện ẩm độ thấp, trời khô hanh nhiệt độ cao, có nắng bào tử rất ít hình thành, khả năng sống kém, rất dễ chết không lây lan gây bệnh được. Nấm có thể sinh sản hữu tính tạo thành bào tử trứng nằm bên trong mô lá bệnh khô rụng trên ruộng, bào tử hình cầu, amuf vàng nhạt, vỏ dày và có sức sống mạnh tồn tại lâu dài trong đất. 

Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh bạch tạng trên ngô (bắp)

- Theo Nguyễn Hữu Thụy (1963) ở nước ta thì bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện tương đối thấp (15 - 25 độ C), độ ẩm từ 80 % trở lên, đặc biệt trong thời gian có nhiều sương mù, âm u, nắng nhẹ xen mưa phùn. 

- Ở vùng đồng bằng bệnh phát sinh phá hoại nặng từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 hằng năm. Ở vùng Tây Bắc, bệnh có thể phá hoại trong thời gian dài và phạm vi rộng hơn. Bệnh bạch tạng ngô phá hoại nặng trong vụ ngô Xuân và vụ ngô Đông. 

- Bệnh thường phát triển phá hoại nhiều hơn ở những vùng phù sa ven bãi sông, các chân đất nhẹ trồng màu liên tiếp. Ở chân đất nặng đất trong đồng cày ải bệnh ít phá hoại hơn. Các giống ngô hiện nay đều có thể bị nhiễm, các giống nhập nội bị nhiễm bệnh khoảng 2 - 4%, giống ngô tẻ Sông Bôi bị bệnh nhẹ hơn (1,2%).

- Nguồn bệnh đầu tiên tồn tại ở tàn dư trên đất ruộng ở dạng bào tử trứng và sợi nấm là chủ yếu, bào tử trứng nảy mầm xâm nhập vào cây ngay từ khi gieo nảy mầm, bệnh thể hiện trên cây có 2 - 3 lá từ đó lây lan mạnh bằng bào tử phân sinh. Hạt giống có thể là nguồn truyền bệnh từ năm này sang năm khác hay không thì chưa được khảo sát kỹ và có những nhận định khác nhau. 

- Nấm có nhiều dạng chuyên hóa có thể phá hoại trên ngô, cao lương,...

Biện pháp phòng trừ bạnh tạng trên ngô (bắp):

Tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn dư ở đất, sau đó thu hoạch cần dọn sạch thân lá. Trong thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng, một số cây con bị bệnh sớm cần nhổ bỏ đem đốt hoặc chôn vùi thật kỹ để tránh lây lan nguồn bệnh. 

- Luân canh ngô với các cây trồng khác như lúa, cây họ cà, rau. Tránh trồng luôn canh với kê, cao lương. 

- Hạt giống chọn lọc tốt có sức nảy mầm mạnh, có thể xử lý thuốc bột TMTD để bảo vệ hạt khi gieo vào đất có nguồn bệnh cũ. 

- Sử dụng giống kháng bệnh, chỉ dùng hạt giống sạch bệnh, xử lý hạt giống bằng thuốc Rovrral (2g/ 10kg hạt). Luân canh với lúa hoặc một số cây trồng không phải là ký chủ của bệnh.

- Theo kết quả nghiên cứu của Học viện nông nghiệp Nông Lâm (1961 - 1962) xử lý ngô bằng axit Sunfurric 0,2% có tác dụng tốt để phòng trừ bệnh bạch tạng ngô.

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy, tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô (bắp). Khi xuất hiện cây bệnh, nhổ và tiêu huỷ ngay để tránh lây lan đồng thời có thể phun các thuốc như Ridomil MZ72, nồng độ 0,2%, thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,2%  lên toàn bộ tán lá để trừ bệnh.

- Khi ngô mới chớm phát bệnh, để tránh lấy lan có thể dùng Boocđo 1%, Aliette 80WP (0,3%), Rhidomil MZ 72BGN (2,5 kg/ha), Zineb (2,5kg/ha); Antracol 80WP (0,3%).

Nguồn: vaas.org.vn
DMCA.com Protection Status