Trồng vừng giải pháp cho các vùng khô hạn vụ Hè Thu
Cây vừng là loại cây dễ tính, không kén đất, hầu như trồng được trên tất cả các loại đất canh tác. Cây có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 75 ngày), lại chịu hạn tốt. Chi phí đầu tư cho trồng vừng thấp, kỹ thuật sản xuất dễ dàng, phù hợp với những vùng đất khô hạn. Năng suất vừng đạt khá cao, khoảng 40-50 kg/500 m2, giá thành 40.000-50.000 đồng/kg.
Những vùng khô hạn hầu như canh tác rau không hiệu quả thì bà con nên chuyển đổi sang trồng vừng. Để chuyển đổi thành công bà con nên lưu ý một số kỹ thuật trồng vừng như sau:
1. Gieo vừng vào thời điểm nào để đúng thời vụ?
Ở vụ Hè Thu, nên trồng trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dương lịch, thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch. Chủ yếu canh tác ở vụ Hè Thu, gieo trên đất mùa hoặc đất lúa sau khi đã thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Vụ này hày gặp hạn khi gieo và gặp mưa to ngập úng cục bộ ở một số vùng thời kỳ thu hoạch, vì vậy cần tiến hành gieo càng sớm càng tốt.
2. Những giống vừng đang được sử dụng
Giống vừng hiện nay có 2 loại phân biệt bằng màu sắc:
- Vừng đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả, chin muộn hơn vừng trắng, thời gian sinh trưởng 3,0-3,5 tháng, thích hợp với đất và khí hậu đồi núi.
- Vừng trắng: Loại quả tròn, sai quả, chin sớm, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 2,5-3 tháng, thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.
Giống vừng V6 là giống vừng mới của Nhật đang được các tỉnh phí Bắc phát triển. Đây là giống có hàm lượng dầu cao thích hợp cho công nghiệp ép dầu.
Lượng giống cần cho 1 ha: 4-5 kg (gieo theo hàng).
3. Kỹ thuật làm đất trồng vừng đơn giản
- Đất trồng vừng thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha thoát nước tốt.
- Kỹ thuật làm đất: Hạt vừng vừa nhỏ nên phải làm đất kỹ, nếu không làm đất kỹ hạt sẽ bị vùi khó nảy mầm.
- Làm đất tiến hành cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ, sau đó tiến hành lên luống.
- Lên luống cao 15-20 cm, luống rộng 1,5-2,5 m, rãnh rộng 30-35 cm để thoát nước tốt, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3 m.
4. Kỹ thuật bón phân cho cây vừng
- Lượng phân bón tính cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn + Đạm ure: 100 – 120 kg + Lân super: 400-500 kg + Kali: 100-120 kg + Vôi: 400-500 kg.
- Phương pháp bón:
+ Vôi bột rắc đều khi cày bừa. Các loại phân chuống, super lần và 1/2 lượng đạm tiến hành bón lót theo rãnh gieo, lấp một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt giống.
+ Sauk hi gieo 20 ngày bón thúc voiws lượng phân còn lại kết hợp vun gốc, làm sạch cỏ dại.
5. Cách xử lý hạt giống trước khi gieo
- Hạt giống trước khi gieo cần xử lý bằng các loại thuốc như: Copper-B, Rovral, Benlate…
- Để đảm bảo mật độ đồng đêu thì cần tiến hành trộn hạt giống với cát hoặc tro bếp theo tỷ lệ 1 hạt giống/ 2 cát hoặc trọ bếp.
- Rắc hạt đã trột tro hoặc cát đều vào rãnh sau khi đã bón lót phân. Khoảng cách hàng cách hàng 3cm.
- Nên gieo vào lúc đất đủ ẩm, hạt dễ nảy mầm, lấp hạt với một ớp đất mỏng 1-2 cm.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây vừng
- Sau khi cây vừng mọc cao khoảng 10-15 cm thì tỉa cây với khoảng cách 5-7 cm, đảm bảo mật độ 50-70 cây/m2.
7. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại vừng
* Một số bệnh thường gặp:
- Sâu khoang: là loài sâu ăn tạp, sâu ắn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả làm ảnh hưởng tới năng suất. Biện pháp phòng trừ có thể sử dụng một số lại thuốc trừ sâu như: Cyperan 25EC, Sherpa 25 EC, …
- Sâu cuốn lá: thường tập trung trên ngọn lá, thả tơ cuốn hai mép lá vào nhau để sinh sống, ăn biểu bì làm hỏng lá ảnh hưởng tới quang hợp và làm giảm năng suất. Có thể sử dụng một số loại thuốc như Sherpa 25 EC, Cyperan 25EC…
- Rệp hại mè: Thường xuất hiện trên thân, lá ở phần ngon, quả non. Chất thải của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm cho đen cây. Biện pháp phòng trừ dùng các thuốc hóa học như Regent 800WG, Actara 25EC, …
- Rầy xanh: tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện, chích hút làm xoăn lá chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị cháy. Rầy cũng là tác nhân truyền bệnh virut cho cây vừng. Có thể dùng một số loại thuốc sau: Actara 25 EC, Applaud 10WP…
- Bọ trĩ: xuất hiện giai đoạn cây vừng non sau gieo 10-15 ngày. Dùng một số thuốc để phòng trị như Actara 25WG, Admire 050 EC, Confidor 100SL..
* Một số bệnh thường gặp
- Bệnh héo tươi cây vừng: Do nấm Fusarium sesame gây ra, nấm làm chết cây con. Do vậy cần xử lý hạt giống trước khi gieo, nếu trị có thể dùng Copper-B, Alittle…
- Bệnh đốm phấn: Do nấm Oidium sp tấn công, bệnh lan truyền rất nhanh. Có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học như: Ridomil, Anvil…
- Bệnh khảm: Do rầy xanh truyển virus gây bệnh xoắn lá. Lưu ý dùng thuốc trị rầy.
8. Thời điểm, cách thu hoạch và bảo quản vừng hợp lý, đúng cách
- Khi cây vừng có 3/4 lá ngã vàng, quả đã cứng, chuyển màu từ vàng xanh sang màu vàng thẩm hoặc vàng nâu là có thể tiến hành thu hoạch.
- Khi thu hoạch dùng liềm cắt cách gốc 10 cm, đem về ủ 1-2 hôm cho rụng hết lá rồi rãi ra sân phơi có lót màng nilong hoặc nong nia trong 4-5 giờ, sau đó đập, sàng sẩy lấy hạt.
- Hạt vừng được phơi lại 1-2 nắng đảm bảo độ ẩm hạt 13% thì đem tiêu hụ hoặc đưa vào kho bảo quản.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái khoa học và hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà