3 nguyên tắc quan trọng xử lý cây bị vàng lá - thối rễ
Cây bị bệnh vàng lá thối rễ là nguyên nhân do các trủng nấm gây nên, rất khó để chữa trị bệnh, dẫn đến cây bị chết. Việc xử lý cây bị vàng lá thối rễ cần phải thực hiện đúng cách, đúng quy trình thì cây mới có khả năng sống. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con các nguyên tắc cần lưu ý khi xử lý bệnh vàng lá thối rễ.
1. Nguyên tắc 1: Khi xử lý vàng lá thối rễ diệt nấm trước – kích rễ sau
- Việc xử lý nấm hại trên cây trồng là rất quan trọng nhất trong giai đoạn này. Bệnh vàng lá thối rễ do chủng nấm Phytophthora và Fusarium gây ra, nên nếu nấm bệnh gây ra trong đất còn nhiều mà việc kích rễ cho cây lúc này là không hợp lý.
- Các đầu rễ non lúc này sẽ nhanh chóng bị nấm sâm nhiễm vào gây chết thối rễ con.
- Chính vì vậy, để chữa khỏi bệnh này cho cây cần diệt sạch nấm trước khi kích rễ cho cây phát triển
2. Nguyên tắc 2: Không dùng thuốc hóa học để diệt nấm
- Sở dĩ chúng ta không nên dùng thuốc hóa học để diệt nấm vì lúc này nấm đang còn nằm trong đất nếu dùng thuốc hóa học sẽ khiến đất bị ngộ độc thuốc. Thuốc hóa học diệt được nấm bệnh trong đất thì cũng diệt luôn nấm có lợi và vi sinh vật, cũng như giun sống trong đất, khiến cho đất ngày càng bị suy thoái, kém năng suất rất khó phục hồi.
- Giun dế là những anh thợ cày, nấm có lợi là anh chuyên phân giải hữu cơ tạo thành khoáng cho cây hấp thu. Các anh này chết đi thì đất sẽ kém thông thoáng, oxy trong đất nghèo nàn, dinh dưỡng khoáng trong đất bị thiếu hụt, cây phát triển kém, rễ bị mắc kẹt khiến tình trạng cây bị thối rễ ngày càng nhiều rất nguy hiểm.
- Nên khi diệt nấm bệnh gây hại cần sử dụng nấm đối kháng, các loại sinh vật tiết ra enzyme để kích rễ thay cho các loại thuốc hóa học.
Xem thêm - Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ) |
Lưu ý: trước khi sử dụng các loại thuốc sinh học này cần phải đảm bảo đất trồng có đủ hữu cơ và pH từ 5.5-7 để chúng phát triển tốt.
- Đất thường xuyên sử dụng phân hóa học, ít hữu cơ trước khi xử lý cần bổ sung tối thiểu 10 – 20kg phân chuồng hoai mục/gốc để cho hiệu quả cao.
3. Nguyên tắc 3: Không bón phân hóa học khi cây đang bị bệnh
- Cây đang bị bệnh có nghĩa là rễ đang bị thối khiến cây bị thiếu chất chứ không phải thiếu phân, nên khi bón phân vào thời điểm này sẽ khiến cho cây bị sót rễ tơ.
- Rễ đang bị thối sẽ không thể hấp thu phân bón. Bón phân giai đoạn này sẽ tốn thêm chi phí mà cây thì không thể phục hồi. Ngược lại lượng phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm bệnh phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng, tiền mất tật mang.
- Một liều NPK từ 200 – 500g nếu bón cho một gốc cam 4 năm tuổi mới được xử lý sẽ khiến cho bệnh cây càng nặng thêm. Chỉ nên bón thêm phân hóa học với liểu lượng tối đa 100g khi rễ tơ đã chuyển màu vàng thành rễ cám, khi cây thật cần thiết khi ở giai đoạn bị bệnh này.
-
Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây - P7: Phân loại nấm và tác nhân gây bệnh
Các đặc tính chủ yếu của nấm và phân loại nấm. Hệ thống phân loại là nền tảng cho việc học cách giám định nấm gây bệnh và tìm hiểu về đặc tính sinh học của chúng...
-
Cẩm nang bệnh cây - P12: Nấm, người và động vật: các vấn đề về sức khỏe
Một số nấm gây bệnh trên người và các động vật khác - những bệnh này được gọi là các bệnh nấm. Chẳng hạn như Aspergilllus flavus có thể xâm nhiễm vào phổi người, gây ra...
-
Bệnh nấm tóc trên cây chè và cách khắc phục hiệu quả
Nếu không kịp thời phát hiện và phòng trừ không những gây hại trên búp chè mà cành cây sẽ bị khô, thậm chí sẽ dẫn đến chết cây.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón