Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa huệ
1. Nhiệt độ đối với cây hoa huệ
Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa: từ sự nảy mầm của hạt, sự tăng trưởng của cây, sự ra hoa, kết quả và chất lượng hoa.
Đối với cây hoa huệ, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng phân hóa hoa.
Hoa huệ là cây có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ thấp, mát mẻ để sinh trưởng phát triển. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây hoa huệ là 20 - 250C.
Ở nhiệt độ cao cây hoa huệ vẫn có khả năng sinh trưởng phát triển. Vào mùa hè cây vẫn cho hoa tốt, nhưng lá nhỏ và xoắn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ mùa hè quá cao kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh trưởng của cây, chất lượng hoa và nhất là sâu bệnh phá hại mạnh.
Hoa huệ có khả năng chịu nóng tốt nhưng chịu rét rất kém. Ở nhiệt độ thấp, cây sinh trưởng phát triển chậm, số lượng và chất lượng hoa giảm.
Tỷ lệ hoa nở và chất lượng hoa huệ chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố nhiệt độ. Để tỷ lệ nở hoa cao và chất lượng hoa tốt ở giai đoạn trước khi phân hóa hoa và lúc cây có 5 - 6 lá, cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn này là 15 - 220C.
2. Ánh sáng đối với cây hoa huệ
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp, tạo ra các hợp chất hữu cơ cho cây. Quang hợp phụ thuộc vào chất lượng ánh sáng và cường độ chiếu sáng, cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng.
Đối với các loài hoa, trong điều kiện đủ ánh sáng cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và chất lượng hoa cao. Tuy nhiên, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ chậm lớn, lá xanh nhạt, mềm yếu. Trong điều kiện thừa sáng lá cây chuyển màu xanh vàng, cây kém phát triển.
Hoa huệ là cây ưa sáng mạnh
Cây hoa Huệ là cây ưa sáng mạnh, giai đoạn đầu sau khi trồng cây sống chủ yếu nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ củ. Khi ra lá cây sử dụng chất dinh dưỡng từ quá trình quang hợp. Trong thời kỳ phân hóa mầm hoa nếu không cung cấp đủ ánh sáng thì tỷ lệ ra hoa thấp, hoa nhỏ.
Ngoài ra, nếu thiếu ánh sáng cây hoa huệ rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong điều kiện ngày ngắn, ánh sáng yếu thì ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng phát triển của cây.
Cường độ ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phân hóa mầm hoa. Nếu cường độ chiếu sáng dưới 35 lux thì cường độ quang hợp và sự thoát hơi nước giảm, cây mọc vống, cành lá yếu. Do đó khi trồng ở vụ
đông cần đảm bảo chế độ chiếu sáng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa, hoa tự dài đồng thời tăng chất lượng hoa.
Cây hoa Huệ là cây ưa sáng vì vậy khi bố trí vị trị trồng cần chọn nơi có nhiều ánh sáng, không cớm bóng.
1.3. Ẩm độ đối với cây hoa huệ
Ẩm độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa. Ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, màu hoa đẹp, chất lượng hoa cao.
Để đánh giá chính xác độ ẩm đất trong quá trình trồng hoa, nên sử dụng các máy đo độ ẩm đất.
Máy đo độ ẩm đất
1.4. Đất trồng hoa huệ
Đất là nơi cung cấp nước, dinh dưỡng cây trồng và không khí, có tác dụng rất quan trọng đến quá trình trồng trọt các loài hoa. Đất lý tưởng để trồng hoa là đất tơi xốp, thoát nước, thẩm thấu khí tốt, có khả năng giữ nước tốt, có nhiều chất hữu cơ. Đất có kết cấu tốt là đất sau khi tưới nước được giữ lại trong đất không bị thấm nhanh, sau khi khô không bị nứt nẻ.
Cây hoa huệ có thể trồng trên bất cứ loại đất nào, nhưng cây chỉ sinh trưởng tốt, cho hoa đẹp trên loại đất hơi kiềm, có cấu trúc mịn, giữ ẩm tốt. Tuy vậy, cây hoa huệ không thích hợp ở nơi quá trũng, chua.
Cây hoa huệ có thể trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới sau:
- Đất cát pha có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thoáng khí, ngấm nước tốt nhưng có độ phì kém. Do đó, khi trồng hoa huệ trên loại đất này cần phải bón nhiều phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng là loại đất trồng thích hợp đối với cây hoa huệ. Nếu đất quá ẩm, rễ rất dễ bị thối, vì thế vào mùa mưa cần chống úng, tháo nước kịp thời không để ruộng bị ngập ứng.
Mặt khác hoa huệ cũng là cây rất mẫn cảm với các loại muối kim loại nặng. Đặc biệt là loại đất có hàm lượng chì cao, rễ cây sinh trưởng kém, cây phát triển chậm và khả năng ra hóa kém. Chính vì vậy trước khi trồng hoa huệ cần chú ý đến các biện pháp canh tác đất.
Các loại đất: Đất cát; Đất thịt; Đất sét
-
Kỹ thuật nhân giống hoa lan (phong lan, địa lan)
Trong thực tế hoa lan ít khi nhân giống hữu tính, bởi vì hạt của lan rất nhỏ, kỹ thuật gieo ươm phức tạp, tỷ lệ nẩy mầm thấp và tính phân ly lớn khi trồng bằng hạt, khó duy trì được đặc tính tốt của cây mẹ...
-
Bón phân cho cây hoa địa lan
Địa lan là loại lan rất cần nhiều chất dinh dưỡng, nó cũng như nhiều loại cây trồng khác là cần có các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, canxi, magiê...
-
Chuẩn bị đất, giá thể và chậu trồng hoa
Các bước chuẩn bị đất trồng hoa, lựa chọn được loại đất thích hợp để trồng hoa, thực hiện xử lý đất, làm đất đúng quy trình kỹ thuật; Lựa chọn giá thể, chậu phù hợp...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà