Ý nghĩa của việc chơi cây đào cảnh trong ngày Tết nguyên đán Việt Nam

Cây trồng liên quan: Cây đào

1. Sự tích hoa đào ngày Tết

Không biết tự bao giờ, loài hoa “dường như” có nguồn gốc ở vùng núi cao có khí hậu gần gũi với miền ôn đới đã được người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thuần hóa để trở thành hoa có cái tên giản dị: hoa đào. Và cũng không biết tự bao giờ đối với người Việt, hoa đào đã trở thành một loài hoa mang theo biểu tượng của mùa xuân, nên ngày nọ thi nhân Vũ Đình Liên chỉ cần viết: “Mỗi năm hoa đào nở” là người đọc hiểu ngay rằng đó là câu thơ dành cho thời điểm “Tết đến, Xuân về”.

Người dân mua đào chơi trong ngày Tết Nguyên đán

Người dân mua đào chơi trong ngày Tết Nguyên đán

Tục lệ chơi hoa đào ngày tết ở xứ Bắc đã có từ lâu đời, nó gắn liền với thơ ca, trong truyền thuyết xưa. Tích xưa kể rằng, ở phía Đông núi Độ Sóc có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng... có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy. Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ. Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.

- Ngày nay, cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.

2. Ý nghĩa hoa đào cho ngày Tết

Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đào có những ý nghĩa biểu tượng sau:

Hoa đào là hình ảnh của sự đổi mới và sức sinh sản dồi dào. ở Trung Quốc người ta lấy nó biểu tượng cho lễ cưới.

Hoa đào nở trong mùa Xuân, là biểu trưng cho tình bạn thân thiết. Ngày xưa ba vị Lưu - Quan - Trương đã kết nghĩa nguyện thề làm bạn thân trong một vườn đào rực rỡ.

Hoa đào tượng trưng cho sự trong trắng và thủy chung theo quan niệm của người Nhật Bản.

Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân. Từ lâu, hoa đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày Tết. Hoa đào đại diện cho miền Bắc còn hoa mai thì đặc trưng cho miền Nam. Đối với người Việt ta, Tết mà thiếu những loài hoa đó thì coi như chưa được trọn vẹn lắm.

Nhiều người chuộng chơi hoa đào trong ngày tết vì loài hoa này mang lại nét tươi đẹp, ấm áp, hoa có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn và hạnh phúc và đặc biệt có tác dụng trừ tà ma theo truyền thuyết dân gian, ngoài ra nó làm cho tình bạn ngày càng gắn kết, thân thiết trường tồn.

3. Cách chọn cây đào cảnh chơi trong ngày Tết

- Hoa đào là loại hoa phổ biến nhất ở Miền Bắc, được nhiều người dân yêu thích và trưng bày trong dịp Tết. Tuy nhiên, để chọn được một cành đào đẹp hay một gốc đào ưng ý hợp phong thủy là một điều không hề đơn giản.

- Cây đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào hoặc chưng bày một chậu đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

* Thế nào là một cành đào đẹp?

Cành đào đẹp đủ tiêu chuẩn

Cành đào đẹp đủ tiêu chuẩn

- Để chọn được một cành đào đẹp, trước tiên bạn cần biết một cành đào đẹp thì có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng. Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc. Cành vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, nhiều hoa.

- Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. Đào có nhiều giống: đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); có đào thế, đào cảnh trồng chậu, đào cắt cành cắm lọ…

- Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo chữ Nho như ngũ phúc, cửu lộc, bạt phong, tam đa, long giáng…, còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha – con, gia đình, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng.

- Khi chọn cần chú ý đào thế phải có đủ bộ tứ quý: hoa, nụ, lộc, bởi đó là biểu tượng cho sự đề huề, ấm no của gia đình. Còn khi chọn đào cây cũng gần giống với đào cành là nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.

bán Phân bón NPK Humax Rong biển (Rau, hoa, cây cảnh)

Xem thêm > Phân bón NPK Humax rong biển 

* Với loại đào cành

- Khi chọn mua đào, nên chọn cành to nhỏ tùy theo không gian trong nhà. Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều. Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm

trên thân gốc. Bạn nên tìm mua loại cành có dăm nhỏ. Đào dăm nhỏ thường có nụ rất nhiều và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp.

- Cách tết khoảng 3 - 5 ngày bạn mới nên mua đào để lúc đào nở hoa rộ sẽ vào đúng mấy ngày Tết. Khi đã mua được cành đào như ý muốn, bạn nên đốt gốc trước khi cắm vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch đồng thời cho vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút kali để có dinh dưỡng nuôi hoa.

- Nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân. Như vậy, cây sẽ đẹp, cân đối.

- Đào cây nở chậm hơn đào cành nên bạn phải chọn cây nở nhiều hoa vào lúc cận Tết. Nếu mua cây có ít hoa khi chỉ cách Tết vài ngày thì vào mấy ngày chính của năm, cây đào sẽ kém sắc hoa.

- Để đào được bền, tươi lâu, với đào được trồng trong chậu, nên tưới thường xuyên, giữ cây sạch, mát. Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi đào là loại ưa ít nước, độ ẩm vừa phải, nếu không nó sẽ chết vì thối rễ.

* Màu sắc hoa đào

- Tuỳ theo loại đèn, màu tường, cách trang trí nhà mà mua loại đào cho phù hợp. Những nhà nhỏ, tường đèn tuýp nên dùng đào phai để tạo cảm giác sáng sủa, nhẹ nhàng. Ngược lại, nhà rộng, thoáng dùng bích đào sẽ tạo được những điểm nhấn, cảm giác ấm cúng hơn. Người có tuổi thường thích đào phai, nhưng theo dân gian, chỉ những nhà trong năm có tang mới cắm loại đào này.

* Bí quyết cho hoa nở nhanh hay chậm để đón đúng Tết

- Chọn được một cành, cây đào ưng ý rồi thì cách chăm sóc nó ra sao để nở hoa đúng trong 3 ngày Tết cũng rất quan trọng. Có thể điều khiển cành đào nở nhanh hay chậm tùy theo ý muốn.

- Đào cành mua về, phải đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70 – 80oC để các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài. Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay, mục đích hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa.

- Một mẹo khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm. Người chơi nên thay nước khoảng 2 - 3 ngày/lần để đào được bền. Ngược lại, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau một đêm đào sẽ nở tung để đón đúng vào ngày mùng 1 Tết, để cầu mong cho gia đạo một năm mới nhiều may mắn.

Chọn cây hoa đào cho ngày Tết

Chọn cây hoa đào cho ngày Tết

Nguồn: Giáo trình cây quất cảnh - Bộ NN&PTNT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status