Trồng cây Thanh Lam vừa phong thủy vừa trang trí cảnh đẹp

Trồng cây Thanh Lam vừa làm cảnh vừa phong thủy

Cây Thanh Lam là một trong những cây trồng trang trí trong nhà tốt nhất. Nhiều người ưa chuộng do ít công chăm sóc và có ý nghĩa lớn về phong thủy. Trồng cây Thanh Lam không những mang đến không gian xanh bắt mắt. Cây mang đến nguồn năng lượng tốt, hút đi những năng lượng xấu cho người sở hữu. Vậy để biết về cây Thanh Lam như thế nào? Qua bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn đọc quan tâm về cây Thanh Lam cụ thể như sau:

Cây Thanh Lam để bàn

1. Những điều cần biết về cây Thanh Lam

- Cây Thanh Lam có tên khoa học là Dracaena angustifolia, thuộc họ Asparagacear. Cây còn có tên gọi khác như cây Phất Dụ, cây giữ tiền, cây ngân hậu,…

- Là loại cây sống lâu năm. Thân cây ngắn với những chiếc là hình bầu dục nhọn. Cây có thể cao trên 1 mét, các lá phát triển dài khoảng 20 – 30 cm. Thân và lá cây đều bóng, lá có nhiều màu kết hợp khác nhau từ xanh đậm đến xanh nhạt đến bạc.

- Trồng cây Thanh Lam chủ yếu trồng chậu để làm cảnh, trang trí không gian nội thất.

Nhân giống cây Thanh Lam

2. Giá trị từ việc trồng cây Thanh Lam

* Giá trị về phong thủy

- Về mặt phong thủy cây Thanh Lam là biểu tượng cho sự vượng phong, giúp bảo vệ cho gia chủ, chống lại khí xấu. Có tác dụng hút năng lượng tốt đến. Thường được đặt trước nhà, những vị trí ít người qua lại. Nếu đặt cây trong nhà nên đặt những vị trí như để bàn làm việc, bàn ăn, … để hút khí sáng cho người sử dụng.

- Người chơi phong thủy trồng cây Thanh Lam quan niệm rằng ai sở hữu cây Thanh Lam thì được hỗ trợ về tài lộc, giữ lộc phát, tránh được sự thất thoát về tiền cho người sở hữu.

- Trong kinh doanh và đời sống hằng ngày nếu dùng cây Thanh Lam làm quà tặng nhằm thay lời chúc tốt đẹp đến người nhận, mong đem lại nhiều tài lộc, vận khí tốt cho người sở hữu.

- Cây Thanh Lam có màu sắc lá xanh tươi và ngập tràn sức sống. Cây hợp phong thủy với người tuổi mùi. Cây giúp cho người tuổi mùi luôn được quý nhân phù trợ hay giúp sức trong mọi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày.

Cây Thanh Lam làm cây kiểng đẹp

* Tác dụng làm cảnh và thanh lọc không khí

- Cây Thanh Lam chủ yếu sử dụng để làm cây trang trí, cây cảnh để bàn.

- Cây mang đến màu xanh bắt mắt cho không gian nhà cũng như tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho không gian tiểu cảnh.

- Trồng cây Thanh Lam trong nhà vừa làm sạch, thải độc trong không khí, vừa sản xuất oxy. Việc trưng bày cây Thanh Lam trong nhà mang lại sự cải thiện cho không gian sinh hoạt, đặt cây ở bàn làm việc, bàn tiếp khác, trước sành nhà giúp nâng cao tinh thần và hiệu quả làm việc.

Xem thêm < Gibberellic Acid Kích thích sinh trưởng cây trồng >

3. Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Lam đơn giản

* Vị trí trồng cây Thanh Lam hợp phong thủy

- Cây Thanh Lam có ý nghĩa phong thủy tốt, nên chọn những vị trí trước sảnh của công ty, tòa nhà, văn phòng, trung cư, bàn làm việc, bàn tiếp khách là những nơi thích hợp đặt cây Thanh Lam. Nhằm xua đuổi khí xấu, hút năng lượng tốt.

Cây Thanh Lam đẹp

* Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Lam

- Cây Thanh Lam là cây có khả năng chịu hạn tốt, không chịu úng và không tốn nhiều công chăm sóc. Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp những nơi có bóng râm một phần.

- Giá thể trồng cây Thanh Lam: Là cây dễ sống, không yêu cầu nhiều về đất trồng. Tuy nhiên cây không chịu úng nên chọn đất trồng có độ tơi xốp, thoát nước tốt. Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng cây Thanh Lam như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rát, giá thể Peatmoss Terraerden, … Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Chậu cây Thanh Lam đẹp

- Cách tưới nước cho cây Thanh Lam: Cây có nhu cầu nước ít. Thông thường 3 – 4 ngày tưới một lần. Tưới dạng phun sương là tốt nhất cho cây.

- Ánh sáng: Cây ưa bóng râm, ánh sáng yếu. Đặt cây nơi có bóng râm. Để cây xanh bóng lá có thể 2 – 3 tháng cho cây phơi nắng/lần với ánh nắng trước 10 giờ.

- Bón phân cho cây Thanh Lam đúng cách: Bón định kỳ phân bón cho cây từ 3 – 4 tháng/lần. Có thể sử dụng phân NPK với liều lượng 10 gram hòa với 10 lít nước tưới phun ẩm cây và giá thể là được. Tưới cách gốc 10 cm. Mùa đông lạnh không cần tưới phân bón.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cây Thanh Lam: Cây ít bị sâu bệnh hại. Chỉ lưu ý bệnh thối gốc. Nếu thời tiết ẩm độ cao cần pha thuốc trừ bệnh tưới phun cho cây là tốt nhất.

Cách chăm sóc cây Thanh Lam

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status