Trồng cây Nha đam trong chậu vừa làm cảnh vừa làm mỹ phẩm

Trồng nha đam vừa làm cảnh vừa làm mỹ phẩm

Việc trồng cây Nha đam trong chậu không quá khó chỉ cần tuân thủ một số kỹ thuật sau:

1. Một số đặc tính nổi bật của cây nha đam

- Cây nha đam có gốc, thân khá ngắn, có màu nâu xám, thân mềm… Lá nha đam không có cuống, mọc sát từ thân, lá khá to và dày, phiến lá nhẵn có màu xanh đẹp mắt. Lá có hình lưỡi giáo phần gốc mọc dày lại và mở dần lên trên. Mép lá nha đam dày và có răng cưa nhỏ thô.

- Nếu trồng lâu cây nha đam ra hoa; Hoa mọc thành từng cụm có dạng chùm, cành hoa dài khoảng 1 m. Khi còn nhỏ mọc đứng đằng sau và rủ xuống. Mỗi bông hoa dài từ 3 – 4 cm có màu vàng hoặc màu đỏ.

Công dụng của cây nha đam

- Cây nha đam có lá và hoa đan xen nhau, lá màu xanh, hoa màu vàng …rất thích hợp trồng trong chậu làm cảnh để nơi có nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp. Cây giúp làm cho bầu không gian tiểu cảnh thêm sinh  động.

- Cây nha đam lâu nay được xem là thần dược trong quá trình làm đẹp. Là nguyên liệu chính trong các mỹ phẩm làm đẹp khác nhau như kem lô hội, sữa rửa mặt nha đam…

2. Nên trồng cây nha đam vào tháng mấy trong năm?

- Mùa trồng cây nha đam? Cây nha đam là cây dễ trồng, có thể trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch), cây nhanh hồi phục và phát triển mạnh.

Cây nhan đam trồng làm cây tiểu cảnh

 

3. Cách lựa chọn chậu trồng cây nha đam

- Tùy vào nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để cây nha đam sinh trưởng phát triển tốt nên chọn các dạng chậu, vật dụng như thùng xốp, chậu nhựa… có kích thước lớn, bề sâu trên 25 cm thì cây có không gian phát triển tốt.

Trồng nhà đam làm cây tiểu cảnh

4. Chuẩn bị giá thể trồng cây nha đam trong chậu

- Cây nha đam là cây có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước.

- Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp trồng cây nha đam như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …

Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 l/m3 giá thể).

Giá thể trồng cây nha đam

5. Kỹ thuật chọn giống  và trồng cây nha đam trong chậu

- Đối với trồng cây nha đam tại nhà thường trồng từ cây nguyên rễ. Nha đam vẫn có thể phát triển chỉ từ một chiếc lá.

- Kỹ thuật trồng: Đối với trồng bằng cây con chỉ cần đặt cây giữa chậu vun đất và ấn nhẹ. Đối với trồng bằng lá: Đặt ngang mặt đất và vun đất che khoảng nửa thân lá là được. Sau khi trồng xong tiến hành tưới nhẹ giữ ẩm cho cây. Đặt cây vào nơi thoáng mát, đảm bảo không bị mưa.

Kỹ thuật trồng nha đam trong chậu

6. Kỹ thuật chăm sóc cây nha đam trong chậu

- Tưới nước: Cây nha đam là cây chịu khô hạn nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất cần đảm bảo độ ẩm vừa phải. Ở mùa khô hạn nên thường xuyên tưới nước cho cây để giữ ẩm trong đất. Cứ 3 – 5 ngày tưới 1 lần để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Lưu ý không tưới quá nhiều nước, dư nước sẽ dẫn đến cây úng rễ gây chết cây.

- Bón phân cho cây nha đam: Tiến hành bón phân theo định kỳ cứ 15 ngày tưới nước phân pha loãng/lần. Nên sử dụng các loại phân vô cơ chuyên dùng cho hoa cây cảnh và bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất là tốt nhất. Có thể phun phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Hàng năm cần đảo chậu bón phân hữu cơ cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nha đam: Thông thường cây nha đam ít chết vì sâu bệnh. Phần lớn cây chết do thối nhũn vì dư nhiều nước tưới hoặc gặp trời mưa ngập úng lâu. Vì vậy cần lưu ý cắt bỏ lá hỏng để hạn chế nguồn bệnh lây lan gây hại cho cây.

Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% - Kích thích ra rễ >

7. Kỹ thuật thu hái và bảo quản nha đam

- Thu hoạch nha đam

+ Sau trồng 1 năm có thể tiến hành thu hoạch. Hoặc trong quá trình trồng có thể thu hoạch rải rác ít sao cho thu hoạch không quá 1/3 số lá có trên cây, để tránh làm cây chết.

+ Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài, sau một thời gian trồng cây có thể hình thành nhiều cây con. Có thể tách cây con để trồng sang chậu mới. Nếu muốn để cây mẹ sinh trưởng phát triển lá lớn, to thì cần thường xuyên tách tỉa cây con.

Kỹ thuật thu hoạch nha đam

- Bảo quản nha đam giữ được chất lượng tốt nhất

+ Khi thu hoạch nha đam nên chọn thời điểm trời dịu mát như sáng sớm hoặc chiều tối.

+ Sau thu hoạch nha đam cần lưu ý đến cách sơ chế nha đam. Cần sơ chế ngay sau khi cắt nha đam để lâu lá sẽ bị nhũn, mềm ảnh hưởng đến chất lượng.

+ Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhưng nha đam chỉ có thể sử dụng trong 3 ngày. Để lâu vừa ảnh hưởng chất lượng của nha đam.

Trồng cây nha đam làm cây tiểu cảnh

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status