Thối trái, khô đọt
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh khô trái, thối đọt
Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa.
Khả năng gây hại của bệnh khô trái, thối đọt
Bệnh phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần lên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. Vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.
(A) Thối trái xoài; (B) Khô đọt xoài.
Biện pháp quản lý bệnh khô trái, thối đọt
- Khi thu hoạch nên để cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển.
- Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.
- Dùng Bordeaux phun định kỳ lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.
- Phun phòng khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc có hoạt chất: (Mandipropamide + Chlorothalonil)…
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng