Thận trọng khi chữa bệnh bằng trinh nữ hoàng cung
Hàng chục năm qua, nhiều người đã truyền tai nhau việc dùng cây trinh nữ hoàng cung chế biến thuốc uống để phòng, trị bệnh khối u lành tính như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú ở nữ, u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới hay các khối u ác tính như ung thư. Tuy nhiên, hoạt chất trong Trinh nữ hoàng cung có tính năng ra sao, dùng như thế nào cho đúng... là điều mà không phải ai cũng hiểu rõ.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm bên vườn thực nghiệm trồng cây Trinh nữ hoàng cung.
Nhiều băn khoăn về “loài cây có tên mỹ miều”
Bạn đọc Nguyễn Bảo Bình (Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) gửi thư về chuyên mục Thuốc và đời sống của báo Khoa học và Đời sống, băn khoăn: “Tôi nghe nhiều người nói về loài cây có tên thật mỹ miều: trinh nữ hoàng cung có thể ngăn ngừa u nang vú ở phụ nữ và u xơ tuyến tiền liệt ở nam. Xin hỏi công dụng của lá cây Trinh nữ hoàng cung thế nào, có tác dụng phụ gì không?”.
Qua email, bạn đọc quantran@...com, hỏi: “Nhiều người dân quê tôi dùng lá cây Trinh nữ hoàng cung sắc uống. Có người sắc lá tươi, có người phơi khô rồi mới đun, dùng như trà để chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Xin hướng dẫn cách chế biến thuốc từ cây này?”.
Ông Nguyễn Hoàng Tùng (49 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) lại băn khoăn về nhiều chế phẩm khác nhau trên thị trường: “Tôi được chẩn đoán có dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt, nhiều người khuyên dùng các sản phẩm bào chế từ cây Trinh nữ hoàng cung. Dạo quanh các nhà thuốc, tôi thấy có khá nhiều chế phẩm, không biết nên dùng loại nào”.
“Bố tôi bị ung thư trực tràng. Nhiều người khuyên dùng phối hợp giữa xạ đen và Trinh nữ hoàng cung, sắc uống. Tôi không biết nên phối hợp ra sao, liệu việc phối hợp này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?” - anh Lê Ngọc Minh (25 tuỏi, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) thắc mắc.
Cần thận trọng khi tự chế biến cây trinh nữ hoàng cung
PGS. TSKH Trần Công Khánh - nguyên giảng viên trường Đại Học Dược Hà Nội, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) khuyến cáo, việc tìm kiếm và tự chế biến cây Trinh nữ hoàng cung làm thuốc cần chú ý tính chính xác để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Bởi, trong quần thể những cây gọi là Trinh nữ hoàng cung, nhưng cũng có sự không đồng nhất. Cần cẩn trọng với Trinh nữ hoàng cung vì có nhiều cây náng giống cây Trinh nữ hoàng cung . Thậm chí, cùng là cây Trinh nữ hoàng cung nhưng thổ nhưỡng, cách chăm sóc khác nhau... cây cũng sẽ có hoạt chất khác nhau. Vì thế, hiệu quả sử dụng cũng khác nhau.
Điều đáng nói, trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thực phẩm chức năng được cho là sản xuất từ cây Trinh nữ hoàng cung. Người tiêu dùng như lạc vào ma trận sản phẩm này với những quảng cáo lập lờ. Một số cơ sở sản xuất còn phối hợp Trinh nữ hoàng cung với các dược liệu khác, nhưng không được nghiên cứu về tác dụng tương kỵ của các dược liệu này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ra sao.
Sự đầu tư công phu của một nhà khoa học tâm huyết
TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, người có nhiều năm nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung cho biết: Từ năm 1990, bà đã tiến hành chọn giống cây Trinh nữ hoàng cung do chính bà phát hiện và thu thập dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc tính di truyền riêng biệt (ADN), đặc điểm hình thái thực vật và thành phần hóa học. Cây Trinh nữ hoàng cung làm nguyên liệu sản xuất thuốc Crila, Crila Forte, TPCN Crilin và trà Trinh nữ hoàng cung là một thứ mới của loài Trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam với tên khoa học - “Trinh nữ crila” (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh), họ Náng (Amaryllidaceae). Sau khi chọn đúng giống Trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học ngăn ngừa sự phát triển của tế bào khối u và kích thích hệ miễn dịch để làm nguyên liệu sản xuất thuốc. Bà đã chọn đất Long Thành - Đồng Nai để phát triển dược liệu, bởi chính nơi đây TS. Trâm đã tìm được cây Trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học chữa trị bệnh ung bướu. Vùng đất này có thành phần đất và khí hậu thích hợp với sự phát triển của cây, nằm cách xa đường giao thông lớn 1km và khu dân cư đông người, không gần các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang để tránh bị ô nhiễm. Cây Trinh nữ hoàng cung được nuôi trồng, chăm sóc, nước tưới đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT do Bộ Y tế ban hành. Phân bón là phân bò ăn cỏ tự nhiên đã được xử lý đạt tiêu chuẩn cho dược liệu. Để diệt sâu, được chỉ định bắt sâu bằng tay hoặc dùng sản phẩm pheromon, chất này do GS. TSKH Nguyễn Công Hào thuộc Viện KHCN Việt Nam sản xuất. Chất này có mùi thơm giống chất được chiết xuất từ sâu cái, do đó sử dụng làm mồi nhử đặt vào bẫy để bắt sâu đực ngăn chặn sâu cái thụ tinh đẻ trứng, sinh sản sâu con. Máy làm cỏ do chính Công ty Thiên Dược tự thiết kế.
TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự
"Dược liệu Trinh nữ hoàng cung được thu hái khi hàm lượng hoạt chất sinh học alcaloid trong lá đạt cao nhất và được rửa sạch với nước. Để đảm bảo các hoạt chất sinh học không bị mất đi khi sấy ở nhiệt độ cao, chúng tôi đã xây dựng quy trình phơi sấy với nhiệt độ thích hợp. Căn cứ vào kết quả thẩm định của các chuyên gia Bộ Y tế, ngày 20/05/2011 Cục Quản lý dược - BYT đã công nhận vùng trồng tại Long Thành - Đồng Nai của Công ty TNHH Thiên Dược đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Hiện nay vùng trồng dược liệu Trinh nữ hoàng cung của công ty chúng tôi là vùng trồng dược liệu đầu tiên ở Việt Nam đạt GACP-WHO" - TS.Trâm chia sẻ.
Thuốc từ cây TNHC “Trinh nữ Crila” đã được chứng minh hiệu quả
Từ cây Trinh nữ hoàng cung đã được chọn lọc kỹ lưỡng, phát triển vùng nguyên liệu, các nhà khoa học đã bào chế thuốc Crila. Crila là kết quả nghiên cứu của 4 đề tài khoa học cấp bộ, 2 dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ và cấp nhà nước cộng với quá trình nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài của TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm cùng các cộng sự. Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang Trinh nữ hoàng cung”, do GS-TS Trần Đức Thọ, Viện lão khoa, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ nhiệm đề tài, cho thấy: sau 2 tháng dùng thuốc Crila nhóm bệnh nhân được nghiên cứu đạt hiệu quả khá và tốt là 89,18%. Hội đồng khoa học đã đánh giá kết quả nghiên cứu này là xuất sắc.
“Đánh giá hiệu quả và khả năng chấp nhận thuốc Crila trong điều trị bệnh u xơ nhẵn tử cung (u xơ tử cung)”, cũng là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS-TS Vương Tiến Hòa, Bệnh viện Phụ sản trung ương làm chủ nhiệm. Kết quả cho thấy: thuốc có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6 cm trở xuống) với hiệu quả điều trị đạt 79,5%. Thuốc có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ. Với kết quả nghiệm thu xuất sắc, hội đồng khoa học đã nhất trí đề nghị Bộ Y tế cho phép bổ sung thêm tác dụng thứ hai của viên nang Crila là điều trị u xơ tử cung.
Thử lâm sàng ở Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM và Viện lão khoa Hà Nội, kết quả cho thấy, Crila làm giảm 33-93% triệu chứng tiểu tiện. 90% bệnh nhân giảm thể tích tuyến tiền liệt, một số đã trở lại kích thước bình thường và cơ quan tiểu tiện lành mạnh sau 2 tháng chữa trị.
Cho đến nay, Crila là loại thuốc sản xuất từ thảo dược đầu tiên trên thế giới có khả năng điều trị u xơ tử cung ở phụ nữ. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm, mới đây, Công ty TNHH Thiên Dược đã cho ra đời sản phẩm Crila® forte.
Đông Hường
Trinh nữ Crila - một “thứ” mới của loài Trinh nữ hoàng cung
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.), họ Náng (Amaryllidaceae), được sử dụng làm thuốc trị các bệnh u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt thì người ta luôn nghĩ rằng đó chỉ là một loài thuần nhất và công dụng của nó dù lấy ở đâu thì cũng đều như nhau. Cho đến nay, nhiều công ty Đông dược, thầy thuốc Y học cổ truyền và những người bệnh đang tự sử dụng cây này làm thuốc cũng đều nghĩ như vậy. Nhưng thực tế lại không phải như vậy!
TS-DS Nguyễn Thị NgọcTrâm và cộng sự qua nghiên cứu các mẫu cây Trinh nữ hoàng cung thu thập ở Việt Nam đã phát hiện có một mẫu đặc biệt chứa nhiều hợp chất hóa học và tác dụng sinh học khác với những mẫu còn lại được gọi là Trinh nữ hoàng cung (không kể những mẫu bị lấy nhầm với các loài “náng” khác). Mẫu cây này đã được chọn lọc để nghiên cứu trồng trọt, hóa học, tác dụng sinh học và phát triển trên quy mô lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc Crila.
Mẫu cây này là một “thứ” mới (new variety) của loài Trinh nữ hoàng cung ở Việt Nam. Nó được đặt tên là Trinh nữ crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh). Đây là một đóng góp mới cho khoa học, đã được công bố trong Tạp chí Sinh học của Viện KH&CN Việt Nam, tập 34, số 2, tr. 190-193, 6/2012.
Như vậy, trong quần thể những cây gọi là Trinh nữ hoàng cung, đã xác định được một “thứ” mới, đó là “trinh nữ crila” có thành phần hóa học và tác dụng chữa bệnh khác với các cây Trinh nữ hoàng cung khác. Do đó, việc tìm kiếm và tự sử dụng cây Trinh nữ hoàng cung làm thuốc cần chú ý tính chính xác để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh của nó.
PGS. TSKH Trần Công Khánh
-
Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ
Không riêng gì cây chó đẻ, việc uống độc vị (chỉ uống một vị thuốc mà không phối với các vị thuốc khác) vô cùng nguy hại. Cây chó đẻ có tính phá huyết (giảm hồng huyết cầu)...
-
Lưu ý khi sử dụng cây ba kích
Theo các chuyên gia đông y, rễ của cây ba kích rất tốt cho sức khoẻ, có thể ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên nếu không biết dùng rất hại...
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến và sử dụng cây trinh nữ hoàng cung
Chọn vùng trồng, giống và kỹ thuật nhân giống, thời vụ trồng, đất trồng và kỹ thuật làm đất, phân bón và kỹ thuật bón phân, mật độ, khoảng cách trồng, kỹ thuật trồng, phòng trừ sâu bệnh... trên cây trinh nữ hoàng cung