Tất tần tật về cây Thù lù cái - Những điều cần lưu ý khi dùng làm rau ăn

Cây Thù lù cái là cây mọc dại ở khắc cả nước, nhưng chủ yếu ở các khu vực phía Bắc nước ta. Cây khá quen thuộc với nhiều nông dân và thường được sử dụng như một loại rau. Những năm gần đây khoa học phát triển đã có nhiều nghiên cứu về loài cây này. Nhiều công dụng của cây Thù lù cái được mở ra. Vì vậy việc trồng và quy hoạch cây Thù lù cái được quan tâm. Có nhiều nơi cây Thù lù cái được người dân trồng và sử dụng như cây rau thông thường. Điều này mang lại giá trị kinh tế cho các hộ nông dân. Xuất phát từ xu hướng trên, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết về cây Thù lù cái giúp hỗ trợ bạn đọc các thông tin chính xác và những điều cần quan tâm khi sử dụng cây Thù lù cái như sau:

Trồng cây Thù lù cái vừa làm rau vừa làm thuốc.

1. Tổng quan thông tin về cây Thù lù cái

- Cây Thù lù cái có danh pháp khoa học là Physalis angulate, thuộc họ cà (Solanaceae). Cây có nhiều tên khác nhau như cây tầm bốp, cây lồng đèn, cây bôm bốp, …

- Là cây nhiệt đới phân bố ở nhiều vùng khác nhau. Ở nước ta cây Thù lù cái thường mọc dại ở khắc cả nước nhưng tập trung ở các tỉnh phía Bắc.

Bật bí về cây Thù lù cái.

- Đặc điểm thực vật học của cây Thù lù cái: Là loại cây thảo mọc hoang quanh năm, cao thừ 40 – 90 cm, phân cành nhiều. Thân cây có góc cạnh. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài từ 30 – 35 mm, rộng 20 – 40 mm, cuống lá dài từ 15 – 30 mm. Hoa đơn độc, cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia 5 thùy. Quả mọng hình tròn, nhắn bóng, khi non màu xanh nhạt, chín màu vàng, có đài dài 2 – 3 cm, rộng 2 cm bao chùm quả như cái túi, quả chứa nhiều hạt hình bầu dục. Cây ra hoa quả quanh năm.

- Công dụng của cây Thù lù cái: Công dụng được ứng dụng nhiều nhất trong y học. Thường dùng làm thuốc trị nhiều bệnh khác nhau như cảm sốt, sung đau, ho nhiều đờm, trầm cảm, … Bên cạnh đó một số người dân còn sử dụng cây này như một loại rau ăn hằng ngày.

Xem thêm: Cytokinin DA-6 Tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng tăng năng suất cây trồng.

2. Cách trồng cây Thù lù cái đơn giản tại nhà

- Giống cây Thù lù cái: Hiện nay cây Thù lù cái mọc hoang rất nhiều có thể sử dụng các cây con để trồng. Hoặc mua gói hạt giống tại các đơn vị cung ứng. Hầu như giống cây khá dễ để sử dụng trồng, tỷ lệ nảy mầm rất cao.

- Đất trồng: Cây Thù lù cái không kén đất có thể sinh trưởng hầu hết các chân đất khác nhau. Tuy nhiên trồng trên chân đất tơi xốp, nhiều hữu cơ cây sẽ sinh trưởng phát triển nhanh, cho năng suất cao.

Cây Bôm bốp làm thuốc.

- Mật độ trồng: Tùy vào mục đích thu hái để căn mật độ. Nếu thu hái làm rau có thể gieo trồng dầy rồi khi thu hái nhổ cả cây. Hoặc có thể trồng thưa với mật độ cây cách cây 30 – 50 cm.

- Nước tưới: Là cây sinh trưởng mạnh nên nhu cầu nước tưới cao. Đối với vùng trồng có không khí mát mẻ có thể 2 – 3 ngày/ lần tưới. Vùng nắng nên tiến hành tưới 1 – 2 lần/ ngày. Nên tưới vào sáng sớm và chiều mát. Lưu ý duy trì độ ẩm đất từ 70 – 75%.

Trồng cây Thù lù cái trị bệnh tiểu đường.

- Chế độ chăm sóc: Là cây có sức sống tốt nên hầu như ít sử dụng phân bón. Chỉ nên bón lót trước trồng cùng giai đoạn làm đất. Mức phân bón tùy vào chế độ thâm canh, thông thường sử dụng 20 – 25 tấn phân hữu cơ + 500 – 700 kg vôi bột. Tiến hành làm cỏ vun gốc sau mỗi lần thu hái.

- Thu hái: Sau gieo hạt từ 30 – 40 ngày có thể tiến hành thu hái để sử dụng làm rau. Có thể để khi cây ra hoa quả rồi tiến hành thu hái cả cây. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Sau khi thu hoạch cần rửa sạch rồi phơi khô mang bảo quản và sử dụng dần.

Sử dụng cây Thù lù cái trị bệnh tiểu đường.

3. Một số bài thuốc dân gian từ cây Thù lù cái

- Có nhiều cách để sử dụng cây thù lù cái. Nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng làm thuốc ở dạng tươi hoặc khô.

- Trong Đông y cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm, … có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh về đường hô hấp như khan tiếng, ho, viêm phế quản. Bên cạnh đó cây còn nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh về da, đường tiêu hóa như bệnh thủy đậu, nôn ói, nóng trong người, …

Xem thêm: MAP 12-61 Siêu lân tan trong nước giúp tăng năng suất cây trồng.

* Một số bài thuốc trị bệnh từ cây Thù lù cái

- Bệnh sốt siêu vi, sốt xuất huyết: Dùng cây tươi đem giã ép lấy nước uống. Ngày uống 2 – 3 lần, sử dụng trong 3 ngày liên tục.

- Trị ho có đờm: Dùng cây tươi (50 gram) hoặc khô (15 gram) sắc với 500 ml rồi chia uống trong ngày. Sử dụng liê tục trong 3 ngày.

- Điều trị bệnh gan, bệnh ung thư (cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc): Dùng 300 gram Thù lù cái tươi + 100 gram Thù lù đực + 20 gram bạch truật, + (mạch môn, hoàng cầm, cát cánh, huyền sâm) mỗi vị 10 gram. Tất cả mang sắc với 4 bát nước lấy 2 bát uống mỗi ngày. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ có tác dụng.

Công dụng tuyệt vời từ cây Thù lù cái.

* Lưu ý khi sử dụng cây Thù lù cái làm thuốc

- Đối với tất cả các đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự chỉ thị của thầy thuốc và bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng mà bị dị ứng thì ngừng ngay.

- Cây Thù lù cái thường hay nhầm lẫn với cây Thù lù đực nên cần thận trọng trong quá trình chọn lựa cây để sử dụng làm thuốc.

- Không tự ý sử dụng cây Thù lù làm thuốc khi chưa có sự chỉ thị của bác sĩ và thầy thuốc. Để việc điều trị có hiệu quả cao cần đẩm bảo đúng dược liệu, liều lượng.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status