Bài thuốc hay từ một số loại rau gia vị thân thuộc

1. Cây mùi tàu (ngò gai)

- Trị chứng ăn không tiêu: Khi bị lạnh bụng, ăn không tiêu, đầy trướng bụng thì lấy 50g rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ, 1 củ gừng tươi nhỏ rửa sạch giã nát. Hai thứ trên cho vào niêu đất, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc khi còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng.

- Trị chứng chướng khí, thở mệt: Lấy rau mùi tàu tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 - 40g với 2 bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm 2 lần.

- Trị chứng đầy hơi: Khi bị đầy hơi, cảm sốt lấy 10 - 16g rau mùi tàu rửa sạch, vò nát hãm như hãi chè tươi, chia uống nhiều lần trong ngày.

- Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: Lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.

Rau mùi tàu

Rau mùi tàu

2. Tía tô

Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ ăn cùng với cháo thịt băm nhỏ cùng ít lát gừng, củ hành, ăn nóng giúp giải cảm. Hoặc dùng lá tía tô tươi giã nát vắt lấy nước, hòa chút muối uống chữa bụng đau do đầy trướng. Lá khô đem tán nhỏ cũng cho tác dụng cầm máu.

Tía tô

Tía tô

3. Cây thìa là (thì là)

- Bổ tỳ, bổ thận: Dùng cây rau thìa là luộc chín, trộn với dầu, muối, ăn kiên trì sẽ có kết quả tốt.

- Chữa chứng tỳ yếu, thận suy: Dùng 50g quả thìa là sắc với 300ml nước, còn 100ml thì chia uống trong ngày mỗi lần uống khoảng 30 - 50ml. Kiên trì dùng liên tục 5 - 7 ngày sẽ cho kết quả tốt.

- Chữa chứng sốt rét: Khi bị sốt rét, nhất là sốt rét ác tính lấy ngay hạt thìa là tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hoặc sắc lên uống cũng có công hiệu.

Cây thìa là

Cây Thìa là

- Chữa chứng đái rắt: Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu ít thì dùng một nắm thìa là, tẩm với nước muối, sao vàng, tán bột mịn, dùng bánh dầy chấm với bột này ăn rất tốt.

- Chữa chứng đờm ứ trệ, tiêu hóa kém: Dùng 3 - 4g hạt thìa là nhai thật kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã.

4. Cây mơ lông

-Trị chứng kiết lỵ mới phát hoặc kiết lỵ lâu ngày:

+ Nếu bị lỵ mới phát thì lấy 1 nắm lá mơ, 1 nắm lá phèn đen rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vảy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 - 3 lần.

+ Nếu bị lỵ lâu lấy 1 nắm lá mơ tươi lau bằng khăn sạch thái nhỏ, đập 1 quả trứng gà trộn đều, bọc lá chuối nướng chín, hoặc cho lên chảo rang khô, không cho gia vị. Ăn ngày 3 lần, ăn liên tục vài ngày là khỏi.

Lá mơ lông

Lá mơ lông

+ Hoặc lá mơ lông 20g, cỏ phượng vĩ 20g, hạt cau 25g, cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 100g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.

- Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16g, nụ sim 8g, sắc với 500ml nước còn 200ml chia uống 2 lần trong ngày.

- Trị giun: nếu bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.

- Trị chứng bí tiểu tiện: sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần cho kết quả tốt. Trị chứng đau dạ dày: Lấy khoảng 20 - 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

5. Cây hẹ

.- Hẹ cũng là một trong những loại rau gia vị có nhiều tác dụng chữa bệnh Lá hẹ cũng có vị cay, hơi chua, hăng. Theo Đông y, hẹ có tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Trong lá hẹ cũng bao gồm nhiều chất đạm, đường, vitamin A, C và chất xơ. Người ta dùng lá hẹ hấp cơm lấy nước cho trẻ uống khi bị ho. Để trị cảm mạo, ho do lạnh dùng 250g hẹ, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước.

Cây hẹ

Cây hẹ

- Đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi. Bị ghẻ: lá hẹ 50g, rau cần 30g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương, ngày 2 lần.

6. Lá lốt

- Có vị nồng, hơi cay, tính ấm, cho tác dụng giảm đau, chống hàn, cảm lạnh, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu. Lá lốt được dùng để nấu nước, ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.

Cây lá lốt

Cây lá lốt

- Hoặc dùng lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status