Quy trình kỹ thuật sản xuất cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP

Quy trình kỹ thuật trồng cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP

Sản xuất cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật ở tất cả các khâu sản xuất: Chọn vùng sản xuất, chọn giống, quy trình sản xuất, quy trình thu hoạch và bảo quản và chuy xuất nguồn gốc.

1. Thời vụ trồng cà rốt thích hợp trong năm

- Đối với các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt có thể trồng quanh năm. Nhưng mùa nắng cà rốt phát triển thuận lợi cho năng suất cao hơn mùa mưa.

- Những khu vực thuộc Miền Bắc, thời vụ trồng thích hợp nhất từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau; thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Có thể phân thành 3 trà: Trà sớm gieo hạt từ đầu tháng 8 đến 15/10, cho thu hoạch từ tháng 11; Trà chính vụ gieo hạt từ 16/10 – 15/12, cho thu hoạch xanh quanh tết âm lịch; Trà muộn gieo hạt từ 16/12 – 30/1 năm sau, cho thu hoạch đến tháng 5.

Mùa trồng cà rốt tốt nhất trong năm

2. Kỹ thuật chọn giống cà rốt cho năng suất vượt trội

- Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người.

- Hiện này có rất nhiều giống như:

+ Giống địa phương do nông dân tự sản xuất có thời gian sinh trưởng từ 95 – 110 ngày, củ dài 16 – 20 cm, năng suất từ 22- 28 tấn/ha.

+ Giống phục tráng từ giống địa phương có mẫu mã đẹp, củ dài từ 20 – 25 cm, năng suất đạt 30 tấn/ha.

+ Các giống nhập nội như Vilmorin (Pháp), Super VL-444 (Nhật Bản), … có thời gian sinh trưởng từ 100 – 130 ngày, có tiềm năng năng suất cao có thể đạt trên 40 tấn/ha.

- Tùy vào từng điều kiện trồng và mức đầu tư để lựa chọn giống phù hợp với quy trình canh tác.

- Lượng giống tính cho 1 ha từ 12 – 15 kg, 0,6 – 0,75 kg/500 m2.

xem thêm < 4 - CPA - Na 98% Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất cây trồng >

3. Kỹ thuật làm đất sản xuất cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP

- Chọn vùng sản xuất cách các khu công nghiệp, bệnh viện, nguồn nước sinh hoạt, nhà máy, … ít nhất 2 km.

- Đất trồng thích hợp với cà rôt phát triển là đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng.

- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng, làm đất kỹ, tơi nhỏ. Rải đều phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và vôi cày kỹ để đảm bảo đất tơi xốp, sâu 25 – 30 cm. Làm luống gieo 1,4 m cả rãnh, cao 10 cm trong mùa khô, 15 cm – 20 cm mùa mưa. Cào phẳng mặt luống. Tưới ẩm đất và phun thuốc diệt nấm bệnh như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều trên mặt luống trước khi gieo hạt.

Kỹ thuật làm đất trồng cà rốt

4. Kỹ thuật gieo hạt theo đúng tiêu chuẩn VietGAP

- Hạt giống tốt, chắc, mẩy, có tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Tiến hành ngâm  hạt với nước ấm 54oC (2 sôi 3 lạnh) trong thời gian 24 giờ. Sau đó đem ủ khoảng 2 – 3 ngày hạt nứt mầm mang gieo

- Khi gieo nên trộn với cát hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ rơm hoặc cỏ khô hoặc lưới nilon, tưới ấm 1 ngày/lần, duy trì độ ẩm từ 70 – 75% tạo điều kiện cho hạt nảy mầm, phát triển thành cây con nhanh.

Kỹ thuật gieo hạt cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP

5. Kỹ thuật chăm sóc cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP

5.1 Kỹ thuật tưới nước cho cây cà rốt đúng cách cho năng suất cao

- Sau khi gieo hạt, phủ rơm, rạ xong nên tưới nhẹ bằng vòi sen, tưới phun mưa hoặc thùng doa; đảm bảo duy trì độ ẩm đất từ 85 – 90% để cho cây mọc đều và phát triển tốt. Nếu ruộng có tỷ lệ cát cao trong điều kiện thời tiết khô hanh thì phải tưới ngưới ngày/lần. Khi thời tiết có mưa nỏ độ ẩm cao không cần tưới.

- Khi cây con ở giai đoạn cây con từ 3 lá đến tỉa định cây lần cuối có thể áp dụng phương pháp tưới rãnh để hạn chế tưới ẩm quả trên bề mặt dẫn đến củ ngắn.

- Giai đoạn củ phát triển to đến thu hoạch: Duy trì độ ẩm từ 60 – 70%. Không tiến hành tưới rãnh, không tưới quá ẩm, khi có mưa ruộng cần phải thoát nước nhanh và không để ruộng khô hạn (vì nếu ruộng khô khi gặp mưa dẫn đến nứt củ).

Tưới nước cho cà rốt đúng kỹ thuật

5.2 Kỹ thuật bón phân cho cà rốt theo tiêu chuản VietGAP

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử ký hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Lượng phân bón và phương pháp bón như sau:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót

(%)

Bón thúc (%)

Ghi chú

(Kg/ha)

(Kg/ha)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân chuồng hoai mục

8.000 – 10.000

400 - 500

100

-

-

-

Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay á); Lần 2 sau khi tỉa ây sơ bộ (khi cây có 3 – 4 lá thật); Thúc lần 3 sau khi định tỉa cây lần cuối.

Vôi

800 – 1.000

40 - 50

100

-

-

-

Hữu cơ vi sinh

1.000

50

100

-

-

-

Ure

300 - 350

15 - 18

25

15

25

35

Super lân

900 - 950

45 - 48

70

30

-

-

Kali

400 - 450

20 - 22

40

 

20

40

Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% Kích thích ra rễ >

6. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sau đây:

6.1 Các biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu bệnh hại cà rốt

- Sử dụng hạt giống tốt, sạch bệnh. Bón phân cân đối, đúng quy trình kỹ thuật, đúng giai đoạn sinh trưởng giúp cây cà rốt phát triển khỏe chống chịu với sâu bệnh gây hại.

- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ trứng, sâu non và thu gom các cây bị bênh. Tỉa dặm đảm bảo số cây trên diện tích và tọa độ thông thoáng, hạn chế các loài sâu, bệnh hại phát sinh.

Biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh hại cà rốt

6.2 Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại cà rốt

- Chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng theo hướng dẫn và thời gian cách ly của từng loại thuốc.

- Chú ý một số loại sâu bệnh thường gặp như: Ở giai đoạn đầu, giai đoạn cây con thương bị sâu hại rễ, bệnh lỡ cổ rễ và chuột hại. Ở giai đoạn phát triển thân lá: Thường xuất hiện ròi hại lá, sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh nấm phấn trắng, bệnh hạch nấm, bệnh sương mai, … Ở giai đoạn pát triển củ cho đến trước khi thu hoạch thường gặp bệnh thối đen, thối khô, thối nhũn, …

Một số đối tượng sâu bệnh hại cà rốt

7. Kỹ thuật thu hoạch cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP

- Tùy vào mỗi loại giống cà rốt có thời gian sinh trưởng khác nhau. Căn cứ vào thực tế có thể tiến hành thu hoạch cà rốt khi củ đạt kích thước củ trung bình dài từ 20 – 25 cm, đường kính đạt 3 – 4 cm.

- Nếu thời điểm thu hoạch gặp thời tiết hanh khô trước khi thu hoạch cần tưới ẩm để việc thu hoạch được dễ dàng.

- Sau khi nhổ củ, cắt bỏ dọc, chọn lọc củ không mấu, nức, thối mang đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Mô hình trồng cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP năng suất vượt trội

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status