Phương pháp thí nghiệm cây thuốc lá trong nhà lưới

1. Cách bố trí thí nghiệm trong nhà lưới

Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (Split Plot). Mỗi công thức được nhắc lại 2 lần, 10 cây/lần nhắc lại.Nhân tố ô nhỏ là công thức xử lý hạn và nhân tô ô lớn là giống (7 giống).

Các mức xử lý hạn (H):

- Ho: Tưới duy trì độ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng của các giống cây thuốc

- H1: Không tưới được xử lý hạn

Xử lý hạn được tiến hành 30 ngày sau trồng, kéo dài trong 10 ngày.

Thí nghệm được tiến hành trong nhà lưới có mái che. Cây được trồng trong bầu túi, mỗi túi bầu chứa 3 kg đất trộn với trấu hun với tỉ lệ 2:1 (đất được lấy từ khu trồng màu của Khoa Nông học – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam). Đất được phơi khô sang kĩ, trộn với trấu hun, mỗi bầu trồng 1 cây thuốc lá.

Cách lấy mẫu

Mẫu được lấy 3 lần: trước khi xử lý hạn, sau khi xử lý hạn 10 ngày và kết thúc xử lý 10 ngày sau. Mỗi công thức thu 2 cây, tổng số cây cho một lần thu mẫu: 2 x 2 x 7= 28 cây.

2. Quy trình kỹ thuật trồng cây thuốc lá trong nhà lưới

2.1.  Giai đoạn vườn ươm

- Đất tơi xốp, nhỏ, sạch cỏ,sau đó tiến hành chuẩn bị giá thể gieo hạt.

- Trộn đều đất và trấu với tỉ lệ 1 : 1, san bằng phẳng với 2/3 chiều cao giá thể.

Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

Xem thêm - Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

- Sau khi gieo hạt xong phủ một lớp trấu hun mỏng 1 – 2 cm trên mặt hạt giống để giữ ẩm cho hạt và tránh trôi hạt khi tưới.

2.2. Giai đoạn thí nghiệm cây thuốc lá

- Cây giống thuốc lá sau khi có từ 7-8 lá thật, cao 7-8cm, được chuyển trồng vào túi bầu có kích thước (cao 30cm, rộng 20 cm) chứa 3kg giá thể (bao gồm đât và trấu hun tỉ lệ 2:1).

- Bón phân:

 Lượng phân bón80kgN, 160kgP, 200kgK/ha

Dạng phân: Nitrat amon (34%N), Supe lân (16% P2O5), Kali sunfat (50% K2O)

 Cách bón: Bón lót toàn bộ phân lân

Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 ngày: 1/3N + 1/3K

Bón thúc lần 2: Sau trồng 30 ngày: liều lượng 2/3N + 2/3K

Xử lý hạn: X  lý hạn được tiến hành 30 ngày sau trồng, kéo dài trong 10 ngày

a. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá

- Chiều cao cây (cm):đo từ gốc đến ngọn mọc lá cuối cùng, theo dõi trên 5 cây trên một lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi 1 lần

- Đường kính thân (cm): dùng thước kẹp đo cách gốc tùy vào sự phát triển của cây sau 10 ngày theo dõi 1 lần (có thể cách 1-2cm), theo dõi trên 5 cây trên một lần nhắc lại

- Tốc độ ra lá của cây:  Đếm số lá phát triển đầy đủ của cây trên các cây mẫu, theo dõi trên 5 cây trên một lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi 1 lần

- Sự phát triển của bộ rễ (chiều dài rễ, khối lượng rễ): theo dõi tại trước khi xử hạn, kết thúc xử lý hạn và 10 ngày say kết thúc hạn. 

- Diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá (LAI): tiến hành theo dõi tại tại trước khi xử hạn, kết thúc xử lý hạn và 10 ngày say kết thúc hạn. 

- Chỉ  số diệp lục (SPAD): tiến hành theo dõi tại tại trước khi xử hạn, kết thúc xử lý hạn và 10 ngày say kết thúc hạn. 

- Khả năng tích lũy chất khô: tiến hành theo dõi tại tại trước khi xử hạn, kết thúc xử lý hạn và 10 ngày say kết thúc hạn.

b. Các chỉ tiêu sinh lý cây thuốc lá

- Theo dõi ở hai thời kỳ: khi xử hạn, kết thúc xử lý hạn và 10 ngày say kết thúc hạn. 

- Tốc độ tăng trưởng tương đối RGR (Relative growth rate) và Tốc độ tích lũy thuần NAR(Net assimilation rate)

RGR (g/ngày) = (W2-W1)/(t2-t1)

NAR (g/m2 lá/ngày) = (SW- FW)/(1/2(A1+A2)*(t2-t1) )

Trong đó:

t1 và t2 là thời diểm bắt đầu gây hạn, và kết thúc hạn.

W1, W2 là khối lượng khô tại t1, t2

A1, A2 là diện tích lá tại thời điểm t1, t2.

- Độ thiếu hụt nước bão hòa được xác định trong công thức:

Độ thiếu hụt nước bão hòa (%) = (SW- FW)/(1/2(A1+A2)*(t2-t1) )* 100%

Trong đó:

FW: khối lượng lá tươi sau khi lấy mẫu khỏi cây

SW: Khối lượng nước bão hòa, cân khối lượng lá tươi ngâm trong nước sau 24h

Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất

Xem thêm - Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất

DW: khối lượng lá khô sau sấy đến khối lượng không đổi (sấy ở 80oC, trong 48h)

- Hàm lượng nước tự do, nước liên kết trong lá:

Hàm lượng nước tự do (%)= (A-B)/A x 100

Hàm lượng nước liên kết (%) = (B-C)/A

Trong đó: A (g) khối lượng lá tươi, B (g) khối lượng phơi gió đến khối lượng không đổi, C (g) khối lượng sấy đến khối lượng không đổi

- Tỷ lệ cây héo(%): Số cây héo/tổng số cây

- Chỉ số dày lá: khối lượng lá khô/diện tích lá

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status