Nông dân vùng cao đổi đời từ trồng giổi lấy hạt

Giổi là cây bản địa ở nước ta. Những năm trước, cây giổi được xem là cây gỗ quý mang lại giá trị kinh tế cao. Từ năm 2000 trở lại đây, cây giổi ăn hạt còn trở thành nguồn thu nhập chính cho nông dân vùng cao. Theo ước tính giá thịnh hành một kilogam hạt giổi khô từ 2 - 3 triệu đồng. Mỗi cây giổi thành thục cho thu hoạch 10 kg hạt khô/năm. Vậy trung bình một năm cây giổi mang lại giá trị kinh tế từ 20 – 30 triệu đồng. Đây là nguồn lợi nhuận lớn so với cây trồng lâm nghiệp khác cùng thời điểm.

Kỹ thuật trồng giổi lấy hạt

Hiện nay nhờ kỹ thuật mới cấy ghép trong chọn tạo cây giống đã rút ngắn cho quả của cây giổi. Trước đây cây giổi gieo từ hạt sau 10 năm mới cho thu hoạch. Nhưng giống cây giổi ghép với ưu điểm chỉ sau 3 năm cho ra hoa thu quả bói, sau 4 năm lượng hạt tăng dần và ổn định.

Xuất phát từ lợi nhuận kinh tế cao từ cây giổi lấy hạt đem lại, nhiều người dân vùng cao có nhu cầu gia tăng diện tích trồng cây giổi lấy hạt. Tuy nhiên kỹ thuật trồng giổi lấy hạt đúng kỹ thuật mang lại năng suất cao, giá trị kinh tế lớn thì không phải nhà nông nào cũng nắm bắt đầy đủ. Để hỗ trợ nông dân vùng cao trong việc canh tác cây giổi lấy hạt, cẩm nang cây trồng cung cấp một số thông tin về kỹ thuật trồng cây giổi lấy hạt cụ thể như sau:

Doanh thu tiền tỷ từ trồng giổi lấy hạt

1. Tìm hiểu về cây giổi lấy hạt? Phân biệt giổi lấy hạt với giổi lấy gỗ?

- Cây giổi lấy hạt ở nước ta thường phân bố chủ yếu ở các tính miềm núi phía Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên. Những nơi có độ cao từ 500 – 1200 m so với mực nước biển.

- Một số đặc tính sinh học của cây giổi lấy hạt: Là cây gỗ lớn có tuổi thọ có thể đạt trên 100 năm tuổi.Chiều cao câylên đến 30 m, đướng kính thân cây trên 1 m. Thân cây thẳng, tròn đều, phân cành cao đối với cây giổi mọc từ hạt. Gỗ giổi có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ mịn, vân gỗ đẹp, gỗ bền, không mối mọt, … rất được ưa chuộng trong trang trí nội thất hay sản xuất mỹ nghệ, …Vỏ cây và hạt giổi có nhiều tác dụng chữa bệnh trong đông y. Tinh dầu chiết xuất từ thân, hạt, thịt quả mang lại giá trị kinh tế lớn. Hiện nay hạt giổi đang có nhu cầu rất lớn trong thói quen làm gia vị trong ẩm thực đặc tính miền ở nước ta.

Xem thêm: 4-CPA-Na 98% Hạn chế rụng trái non làm tăng năng suất cây trồng.

- Phân biệt hai loại cây giổi thường gây nhầm lẫn hiện nay là cây giổi lấy hạt và cây giổi lấy gỗ. Cây giổi lấy gỗ cho ra quả không ăn được vì hạt đắng. Khác nhau về đặc điểm thực vật học của hai giống cây này là cây giỗi lấy gỗ có số noãn nhiều hơn, quả không có cuống và không có eo thắt.

Nhà nông đổi đời nhờ trồng giổi lấy hạt

2. Chọn vùng gây trồng cây giổi lấy hạt

- Chọn vùng gây trồng có độ cao dưới 1.500 m so với mực nước biển, độ dốc dưới 35o. Chất đất có tính chất rừng, độ dày tầng đất trên 50 cm, đất có độ ẩm cao, thoát nước tốt. Lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.500 mm/năm và phân bố đều giữa các tháng trong năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25oC.  Khí hậu không có các hiện tượng như sương muối, sương giá, nhiệt độ thấp dưới 0oC. Phần thực bì thường gồm cỏ cây bụi đang phục hồi, rừng thứ sinh nghèo sau khai thác, vườn hộ, vườn rừng.

Tỉnh Hòa Bình có diện tích trồng cây giổi lấy hạt lớn ở nước ta.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây trám đen - Doanh thu tiền tỷ.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giổi lấy hạt

3.1 Chuẩn bị cây giống ghép

- Gốc cây ghép là cây giổi bản địa có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, kháng được sâu bệnh. Được ươm tại nơi gây trồng theo đúng tiêu chuẩn nhân ươm cây giống. Tiêu chuẩn gốc ghép đạt từ 4 – 5 tháng, cây con cao 20 – 25 cm.

- Cành ghép được lấy từ vườn vật liệu được xây dựng để cung cấp cành ghép. Chọn cây cho cành ghép có ưu thế vượt trội trong quần thể.

Kỹ thuật nhân giống cây giổi lấy lạt

- Tiêu chuẩn cây giống ghép: Tuổi cây ghép từ 4 – 6 tháng. Chiều cao cây tính từ mặt bầu trên 40 cm, chiều dài cành ghép tối thiểu 20 cm. Cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, vết sẹo ghép lành, cây thẳng. Trước khi trồng cây giống cần được đảo bầu và giảm lượng nước tưới từ 20 – 30 ngày.

Vườn ươm uy tín nhân giống cây giổi ghép

3.2 Chuẩn bị đất trồng cây giổi lấy hạt

- Đối với vùng gây trồng có độ dốc dưới 15o thì tiến hành cày toàn bộ đất trồng. Vùng có độ dốc trên 15o thì làm đất tối thiểu, cục bộ đào hố với kích thước  60 x 60 x 60 cm. Đất được làm và đào hố trước khi trồng tối thiểu 30 ngày.

- Phần thực bì cần được xử lý toàn diện bằng cách cắt thành đoạn nhỏ rồi rải phủ đều trên mặt đất. Lưu ý không đốt tàn dư thực vật sau khi phát quang thực bì.

Cây giổi lấy hạt là cây mang lại giá trị kinh tế cao

Xem thêm: Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván.

3.3 Kỹ thuật trồng cây giổi lấy hạt

- Thời vụ trồng giổi của các tỉnh miền Bắc vào vụ xuân hoặc đầu hè từ tháng 3 – 6. Vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 10 – 11. Vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên trồng thích hợp nhất vào tháng 6 – 8 dương lịch hàng năm.

- Cách trồng cây giổi lấy hạt: Tiến hành rạch bỏ vỏ nilong của bầu cây giống, tránh làm vỡ bầu ảnh hưởng đến bộ dễ của cây giống. Đặt cây thẳng đứng vào giữa hố đã chuẩn bị sẵn để trồng cây. Lấp đất đầy mặt hố, dùng chân nén chặt quanh bầu cây, vun lớp đất mặt quanh cổ rễ. Sau khi trồng nên tưới đẫm nước giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh.

Xem thêm: Cycocel CCC ức chế sinh trưởng về chiều cao cây.

- Kỹ thuật bón phân: Trước trồng bón lót cho cây tính trên một gốc với lượng 3- 5 kg phân hữu cơ + 0,2 – 0,3 kg phân lân (hoặc có thể dùng phân NPK: 0,2-0,3 kg). Lưu ý bón lót trước khi trồng ít nhất 20 ngày. Bón thúc 1 lần/năm vào tháng trước mùa mưa khoảng tháng 6 – 7 dương lịch. Lượng phân bón thúc 0,3 – 0,5 kg/gốc. Cách bón: Phát quang quanh gốc bán kính 1 m, đào rãnh sâu 15 – 20 cm, bón phân vào rãnh rồi lấp đất. Bón phân thúc song có điều kiện nên tưới ẩm giúp phân bón tan tăng khả năng hấp thụ phân bón cho cây trồng.

- Kỹ thuật chăm sóc định kỳ hằng năm: Năm thứ nhất và năm thứ hai chăm sóc 2 lần/năm. Lần 1 vào tháng 2 – 3 tiến hành phát quang thực bì và cây dây leo bụi rậm xâm lấn cây trồng. Lần 2 vào tháng 6 – 7, phát quang thực bì, phát dây leo bụi rậm xâm lấn và bón thúc cho cây. Tính từ năm thứ ba trở đi chỉ tiến hành chăm sóc 1 lần/năm vào tháng 6 – 7 trước mùa mưa, tiến hành phát quang cây bụi và bón phân cho cây.

Chuyển đổi sang trồng giổi lấy hạt nông dân thu về hàng trăm triệu đồng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây giổi: Sâu hại cây giổi cần lưu ý nhất là xén tóc và sâu đục thân gây hại trên cây mới trồng và cây trưởng thành. Biện pháp phòng trừ hiệu quả là vào giai đoạn cây mới trồng năm thứ 1 - 3. Tiến hành thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Hoặc dùng một số thuốc BVTV phòng chống mối, dế, … để rải vào hố xử lý đất trước khi trồng.

- Kỹ thuật tỉa cành tạo tán: Trồng giổi lấy hạt để có năng suất cao cần tạo được tán thấp và rộng. Năm thứ 2 – 3, khi cây cao tầm 1 – 1,5 m tiến hành bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh chính loại bỏ cảnh yếu, cành sâu bệnh, cắt tỉa các cành vượt nhằm tạo cây thấp tán rộng tiện cho việc thu hoạch hạt. Từ năm thứ 4 trở đi sau khi thu hoạch cần loại bỏ cành tăm, cành tán thấp để tạo độ thông thoáng cho cây hạn chế sâu bệnh. Thời gian tỉa cành tạo tán nên thực hiện 1 lần/năm vào tháng 11 – 12 dương lịch hàng năm.

Cây giổi lấy hạt bén dễ trên nhiều vùng khác nhau ở nước ta.

3.4 Cách thu hoạch hạt giổi

- Mỗi năm cây giổi cho thu hoạch hai vụ. Vụ chính vào tháng 8 – 10, vụ phụ từ tháng 2 – 4.

- Khi quả chín sẽ bung ra những hạt giổi chín đỏ căng mọng. Có thể thu hoạch hạt giổi bằng cách nhặt quả, hạt quanh gốc hoặc dùng sào chọc quả rụng xuống.

- Sau khi thu quả tiến hành phơi khô để tách hạt. Hạt được thu bảo quản nơi khô ráo. Trước khi sử dụng thì rang chin xay nhỏ.

Rộn ràng mùa nông dân thu hoạch hạt giổi.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status