Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván
Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván
Cây hạt dẻ ván dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian thu hoạch dài. Vài năm trở lại đây hạt dẻ ván luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá hạt dẻ luôn giữ mức ổn định. Hằng năm mang lại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng cho các hộ trồng. Vì vậy việc mở rộng diện tích trồng cây hạt dẻ ván là điều cần thiết. Để trồng cây dẻ ván đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần tuân thủ một số kỹ thuật như sau:
Trồng cây dẻ Trùng Khánh mang lại giá trị kinh tế cao
1. Cây dẻ ván thích hợp trồng ở vùng nào?
- Cây dẻ ván có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện tự nhiên. Phát triển tốt ở vùng có khung nhiệt độ từ 8 – 22oC, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000 – 2000 mm. Là cây ưa sáng, yêu cầu thời gian chiếu sáng 1 năm là 1700 – 1900 giờ.
- Là cây không kén đất, có thể thích nghi trên nhiều laoij đất khác nhau: Đất đồi, sườn đối, sườn núi, đất nương rẫy cũ, … Nhưng để phát triển tốt, cho năng suất cao cần đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nươc tốt. Đất có độ pH hơi chua đến trung tính.
- Hiện nay cây dẻ ván thường được trồng ở Trùng Khánh, Cao Bằng. Một số tỉnh miền núi phía Bắc đang được phổ biến và triển khai mở rộng diện tích trồng cây dẻ ván để mang lại thu nhập cao cho bà con vùng núi.
Cây dẻ ván được trồng lâu năm tại Trùng Khánh, Cao Bằng
2. Chọn giống và ươm giống hạt dẻ ván
- Giống cây dẻ ván nên chọn từ những cây khỏe mạnh, sai quả đã được trồng và thích nghi với khí hậu tại Trùng Khánh, cao bằng để lấy giống.
- Hiện nay cây dẻ ván có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách ghép mắt. Phương pháp ghép mắt thường cây trồng khỏe, sớm ra quả, sản lượng cao, phẩm chất tốt, được áp dụng nhiều nhất.
- Phương pháp nhân giống cây dẻ ván bằng ghép mắt: Tiến hành gieo hạt để có cây con làm gốc ghép (giống chọn làm gốc ghép thường là dẻ cau có khả năng sinh trưởng mạnh) thì chọn cây mẹ sai quả, chất lượng tốt để lấy cành ghép, mắt ghép rồi đem ghép vào cây gốc ghép. Thời điểm tiến hành ghép vào đầu mùa xuân. Thời kỳ cây ghép ở vườn ươm cần làm giàn che để tránh mưa và giảm bớt ánh sáng cho cây gốc ghép.
Mô hình nhân giống cây dẻ Trùng Khánh
3. Trồng cây dẻ ván vào mùa nào trong năm?
- Cây dẻ ván là cây ưa sáng thích thời tiến ấm áp nên thích hợp trồng vào tháng 11 – 12 hoặc tháng 2 – 3 dương lịch. Thời điểm này thời tiết ấm, thường có mưa phùn tạo điều kiện cho cây dẻ ván nhanh hồi phục bộ rễ, phát triển nhanh, khỏe.
Xem thêm < Cytokinin DA - 6 - Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng > |
4. Kỹ thuật làm đất trước khi trồng cây dẻ ván
- Mật độ trồng tùy thuộc vào kiểu trồng và phương thức nhân giống để bố trí mật độ trồng thích hợp cho năng suất cao. Đối với nhân giống từ hạt trồng 100 cây/ha (cây cách cây 10 m, hàng cách hàng 10 m); Phương pháp ghép mắt trồng mật độ dầy hơn 150 cây/ha (cây cách cây 8 m, hàng cách hàng 8 m).
- Đất trồng cây dẻ ván cần được dọn sạch cỏ dại, cây gỗ, được tiến hành đào hố theo mật độ trồng và phương thức trồng định sẵn. Hố trồng có kích thước 80 x 100 cm. Khi đào hố cần để riêng từng lớp đất dưới hố và tiếp đến bón lót.
- Phân bón lót tính cho 1 hố là 50 – 100 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân xanh trộn với đất mặt cho xuống hố. Việc đào hố, bón phân được tiến hành trước khi trồng ít nhất 20 – 30 ngày.
Trồng cây dẻ ván tại Lạng Sơn
5. Kỹ thuật trồng cây dẻ ván đúng cách
- Cơi hố nhỏ có kích thước tùy vào kích thước bầu cây giống, ở tâm của hố đã đào sẵn. Bấm đào cây con đặt vào tâm hố và tiến hành lấp đất đến miệng bầu là đảm bảo.
- Trong quá trình đào bấm cây con cần chú ý giảm tối đã tổn hại ảnh hưởng đến bộ rễ của cây giống. Khi rễ trụ quá dài, có thể cắt ngắn vừa phải. Cây dẻ ván giống khi đào lên phải nhúng với nước bùn sau đó bao gói vận chuyến đến nơi trồng.
- Sau khi trồng xong, nếu cây giống lớn có thể cắm cọc tre buộc cố định tránh gió làm đổ cây. Tủ gốc bằng rơm rạ, lá cây, … Tiếp theo tưới đẫm gốc cho cây để tạo điều kiện cho cây nhanh hồi xanh, bén rễ.
Kỹ thuật trồng cây dẻ ván
6. Cách chăm sóc cây dẻ ván
- Chế độ tưới nước: Cây dẻ ván có khả năng chịu hạn tốt và chịu ẩm. Nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt cần duy trì độ ẩm đất cho cây từ 70 – 80%. Sau trồng nếu thời tiết khô hanh, hạn thì ngày tưới 1 lần cho cây cho đến khi cây hồi xanh, bén rễ. Việc tưới nước có thể kết hợp với mỗi đợt bón phân thúc cho cây để giảm công tưới.
- Làm cỏ nhằm mục đích giảm bớt bốc hơi nước, giảm cạnh tranh dinh dưỡng với cây dẻ ván và phòng ngừa sâu bệnh. Mỗi năm tiến hành làm cỏ 1 – 2 lần, nên kết hợp với tưới nước, bón phân để giảm công chăm sóc.
- Tỉa cây con: Giai đoan cây từ 1 – 3 tuổi thời kỳ kiến thiết cơ bán, muốn tạo được dáng cây cho sản lượng cây cần tiến hành cắt tỉa tạo tán ngay từ năm đầu. Nên lựa chọn từ 2 – 3 cành cấp 1, cành cấp 2 từ 3 – 4 cành, tạo theo tán tròn để tăng khả năng quan hợp của tán cây, giảm bớt sự che bón của các tầng lá trên cùng cây.
Xem thêm < Kali Sunphat - Là loại phân bón cao cấp chứa Kali cung cấp cho cây trồng > |
* Bón phân cho cây dẻ ván
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản (giai đoạn cây chưa cho thu hoạch): Bón 2 lần/năm; Lần 1 bón vào tháng 5 – 6; Lần 2 bón vào tháng 10 – 11 dương lịch hàng năm. Lượng phân tính cho 1 gốc/lần bón : 0,5 – 0,7 kg Super lân + 0, 1 kg Đạm ure. Ở lần bón 2 bón kết hợp thêm 40 – 50 kg phân chuồng hoai mục.
+ Giai đoạn cho thu hoạch: Bón 4 lần/năm: Bón vào tháng 4 (thời kỳ kích chồi), tháng 6 (sau khi hoa đực nở), tháng 7 – 8 (hạt dẻ tích lũy chất khô trong thịt) và sau khi thu hoạch bón phân kết hợp cày đất và bón phân hữu cơ từ 40 – 50 kg. Lượng phân vô cơ bón thúc tính mỗi lần bón/gốc: 0,3 – 0,5 kg Super lân + 0,1 kg Đạm ure + 0,1 kg Kali.
- Phòng trừ sâu bệnh hại cây dẻ ván: Cây thường dễ bị sâu đục thân, sâu ăn ngọn lá non nên phải thường xuyên kiểm tra theo dõi phát hiện sâu bệnh hại để đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp.
Cách bón phân cho cây dẻ ván
7. Cách thu hoạch hạt dẻ ván
- Quả hạt dẻ ván thường chín vào tháng 9 – 10 dương lịch hàng năm. Khi chín vỏ quả có màu xám, màu vàng xám, vỏ có thể có khía nứt để lộ hạt ra ngoai, vỏ hạt có màu nâu.
- Thu hoạch hạt dẻ ván rất dễ. Có thể dùng tay hái, phơi để tách vỏ lấy hạt hoặc đợi hạt rụng rồi nhặt về đem chất trữ ở nơi thoáng mát là được.
Bội thu hạt dẻ tháng 9 - 10 dương lịch hàng năm
-
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mận đạt hiệu quả kinh tế cao
Mận có thể trồng được vào hai vụ trong năm: vụ xuân trồng vào tháng 2, tháng 3, vụ thu trồng vào tháng 8, tháng 9 dương lịch...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng Vành Khuyên
Cây Hồng Vành Khuyên là ăn quả đặc sản của vùng xứ Văn Lãng, Lạng Sơn. Việc trồng cây Hồng Vành Khuyên vừa giúp bà con xứ Lạng cải thiện được đời sồng, vừa góp phần che phủ đất dốc.
-
Cách trồng và chăm sóc cây hồng không hạt
Xu hướng thị trường tiêu thụ trái cây hiện nay là ưa chuộng các dòng trái cây không hạt. Một trong nhưng loại trái cây được ưa thích là quả hồng không hạt. Với chất lượng quả ngon, ngọt, giàn đã thu hút người tiêu dùng.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô