Những điều có thể bạn chưa biết về kỹ thuật trồng giống mít Changai (P2)

Cây trồng liên quan: Cây Mít

1. Tủ gốc, tỉa cành là một kỹ thuật rất quan trọng cho cây mít

- Cũng giống như cây cà phê việc tủ gốc cho cây mít cần được chú trọng nhằm giữ ẩm vào mùa khô, thêm một kinh nghiệm dân gian mà lâu nay bà con nông dân vẫn áp dụng đó là “Chanh làm rễ, mít làm cành”.

Tỉa cành mit là kỹ thuật rất quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc mít

Tỉa cành mit là kỹ thuật rất quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc mít

- Ngoài ra với cây mít Changai mà con nên chú ý đến việc tỉa cành tạo tán nhằm tạo khung cành khỏe mạnh nuôi trái, tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm tăng năng suất phòng chống sâu bệnh hiệu quả và mang tính thẩm mỹ. Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên. Cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2 - 3 lần một năm, khi cây lớn việc tỉa cành được thực hiện mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong cắt bỏ những cành sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính, giữ lại các cành cấp một cách gốc khoảng 40cm trở lên.

- Chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 - 50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp một, tỉa bỏ bớt các cành cấp hai cấp ba tạo thông thoáng cho cây. Trong chăm sóc cây mít Changai việc bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng khỏe mạnh và nuôi trái rất quan trọng.

- Do cây mít Changai có năng suất cao nên bà con cần quan tâm bổ sung dinh dưỡng đúng thời điểm cây cần, giúp cây nhanh phục hồi và nuôi trái, nên chú ý đến việc bổ sung phân hữu cơ để giúp tạo độ mùn cho đất giúp đất tơi xốp làm môi trường tốt cho các loại vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy tạo mùn cung cấp cho cây.

2. Liều lượng chất dinh dưỡng cần phải bổ sung cho cây.

2.1. Lượng phân bón hữu cơ

Liều lượng bón phân hữu cơ như sau:

- Năm thứ nhất bón vào cuối mùa mưa với lượng 8kg bón quanh mép tán.

- Năm thứ hai bón vào cuối đầu mưa với lượng 15kg bón quanh mép tán.

- Năm thứ ba bón vào cuối đầu mưa với lượng 25kg bón quanh mép tán.

- Năm thứ tư bón khi thu hoạch xong với lượng 35kg bón quanh mép tán.

- Năm thứ năm trở đi bón khi thu hoạch xong với lượng 45kg bón quanh mép tán.

2. Lượng phân bón vô cơ

- Việc bổ sung phân bón hóa học để tăng năng suất cho cây trồng cũng rất quan trọng, do đó bà con cần chú ý: thời kỳ xây dựng cơ bản bón theo tỷ lệ 2:2:1, thời kỳ khai thác kinh tế bón theo tỷ lệ 2:3:3. Cây mít Changai rất nhanh cho trái, ngay từ năm đầu tiên trồng cây đã ra hoa đậu quả, nhưng để cây có sức tập trung nuôi cành và nuôi trái bà con nên thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ hoa và trái non trong năm đầu tiên.

- Bắt đầu từ năm thứ hai trở đi mới cho đậu trái, thời điểm bắt đầu để trái phải được 18 tháng hoặc hai năm, tuy nhiên lúc này cây vẫn chưa đủ lớn nên mỗi cây chỉ có thể để từ 1 - 3 trái tùy vào độ lớn nhỏ của cây.

- Từ năm thứ ba trở đi số lượng trái tùy thuộc vào vóc dáng của cây, thường là từ 3 - 6 trái/cây/vụ. giống mít Changai mỗi đợt ra trái số lượng trái trên cây rất nhiều có thể đến vài trăm trái nên phải bỏ bớt để đảm bảo trái to nặng từ 15 - 20kg mỗi trái.

- Bên cạnh sử dụng các loại phân bón vô cơ và hữu cơ thi còn có thể sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong quá trình trồng cây giúp cây có thể phát triển nhanh, tỷ lệ ra hoa, đậu quả và kích thước quả có thể tăng lên như: CPPU-KT30, 4-CPA, 6BA,...

Bán Cytokinin CPPU KT-30 (Tăng kích thước trái cây) Forchlorfenuron

Xem thêm >

3. Giảm sự tấn công gây hại từ côn trùng đến quả mít 

- Cây mít Changai có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thực phẩm vừa bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng vừa bảo vệ sức khỏe người trồng trọt thì kỹ thuật bao trái mít bằng túi nilon được xem là một trong những khâu rất quan trọng trong trồng mít sạch hiện nay. Thời điểm 10 ngày từ sau khi mít ra hoa đậu trái là thời điểm thích hợp để tiến hành bao trái mít từ túi nilon. Bên cạnh đó nhiều nhà vườn bằng kinh nghiệm thực tiễn trong trồng trọt còn trồng sả giữa các hàng mít nhằm xua đuổi ruồi đục trái, ngài đục trái... giúp hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc hóa học khác.

Để tránh sự tán công của côn trùng nên sử dụng các loại túi nilon cho quả mít

Để tránh sự tán công của côn trùng nên sử dụng các loại túi nilon cho quả mít 

- Có thể nói việc chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mít Changai là hướng phát triển kinh tế mới của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên trước khi trồng bà con nắm vững kỹ thuật, có chế độ chăm bón hợp lý, đúng thời điểm sẽ giúp cây to khỏe, nuôi trái đạt phẩm chất, mang lại vụ mùa bội thu.

Nguồn: Khoa học và kỹ thuật của nhà nông - Đài truyền hình Đắk Lắk
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status