Những điều cần biết về cây Thù lù đực vừa làm rau xanh vừa trị bệnh

Nhiều người hay nhầm lẫn về hai loài cây Thù lù đực và Thù lù cái. Hai loài cây này đều thuộc họ cà nhưng khác chi. Cây Thù lù đực hiện nay được sử dụng nhiều để làm thuốc. Vì vậy có nhiều người quan tâm trồng loài cây này. Để hỗ trợ cho bạn đọc nhiều thông tin về cây Thù lù đực, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết này với các cơ sở tin cậy khi sử dụng cây Thù lù đực như sau:

Chọn bộ thông tin về cây Thù lù đực vừa dùng làm rau vừa làm thuốc.

1. Những điều cần biết về cây Thù lù đực

- Cây Thù lù đực có tên khoa học là Solanum nigrum L. Cây còn có nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng như: Cây Lu lu, cây cà đen, cây nút áo, ...

- Là cây thân thảo hàng năm, cây cao 50 – 80 cm, phân nhánh nhiều. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài từ 4 – 12 cm, rộng từ 2 – 3 cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm, có cuống ở kẽ lá. Quả hình trong, đường kính 5 – 8 mm, khi xanh màu lục, chín màu đen. Hạt dẹp, hình bầu dục, nhẵn, đường kính 1 mm. Cây có mùi hôi.

Cây Thù lù đực mọc hoang dại là cây thuốc quý.

- Cây có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh. Hầu như cây có thể sinh trưởng ở khắp vùng tiểu khí hậu ở nước ta. Cây thường mọc hoang dại nhiều nơi đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc.

- Trong Đông y cây Thù lù đực được sử dụng làm thuốc. Cây có vị ngọt, hơi đắng, mùi hang, tính mát, có độc tính. Toàn bộ phận của cây được dùng làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi sấy khô. Trong dân gian, cây thường dùng để chữa nhiều bệnh như điều trị các bệnh về gan, bệnh ngoài da, bệnh hệ tiêu hóa, … Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về loài cây Thù lù đực này trong phòng ngừa và điều trị ung thư.

Xem thêm: Phân bón lá cao cấp làm tăng năng suất cây trồng.

2. Cách trồng cây Thù lù đực dễ dàng

- Chuẩn bị đất trồng: Là dạng cây không kén đất, có khả năng sinh trưởng hầu hết các chân đất khác nhau. Nhưng cây sinh trưởng phát triển tốt nhất trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu hữu cơ, cây sẽ cho năng suất thân lá rất cao.

- Giống cây Thù lù đực hiện nay chủ yếu người dân tự thu thập trong tự nhiên. Có thể tận dụng các cây con mọc hoang dại để trồng tập trung. Hoặc sử dụng trồng và tự nhân giống. Việc nhân giống cây Thù lù đực khá đơn giản.

- Tùy vào từng mục đích thu hái làm thực phẩm hay làm thuốc để tiến hành trồng với mật độ thâm canh khác nhau. Trung bình mật độ trồng cây cách cây 20 – 30 cm.

Cách sử dụng quả cây Thù lù đực trong phòng ngừa ung thư.

- Chế độ tưới nước chăm sóc trong suốt quá trình trồng: Cần duy trì độ ẩm đất từ 70 – 75%. Cây có khả năng chịu hạn hoặc chịu úng không quá 3 – 5 ngày. Tuy nhiên cây sinh trưởng phát triển tốt ở đất đủ ẩm. Trung bình ngày tưới 1 – 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát để tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng phát triển.

- Là cây có sức sống mạnh nên không cần sử dụng phân bón nhiều. Chỉ cần tiến hành bón lót trước trồng cùng giai đoạn làm đất. Lượng phân bón tính cho 1 ha: 20 – 25 tấn phân hữu cơ + 500 – 1000 kg vôi bột (tùy vào mức thâm canh của từng vùng canh tác).

Cây Thù lù đực hay còn gọi là cây Lu lu chữa bệnh tuyệt vời.

- Cách thu hái cây Thù lù đực: Sau trồng 25 – 35 ngày cây cho ra hoa liên tục. Tùy vào mục đích để tiến hành thu hái vào thời điểm hợp lý. Nếu trồng sử dụng làm rau xanh có thể thu hái sau trồng 30 ngày. Nếu thu hái làm dược liệu có thể thu hái đồng bộ sau trồng từ 50 – 60 ngày. Sản phẩm thu hái làm dược liệu là toàn bộ cây. Sau thu hái sản phẩm được làm sạch có thể dùng tươi hoặc phơi khô hoặc đem chế biến, bảo quản và sử dụng dần.

Sử dụng cây Thù lù đực làm rau xanh có nhiều tác dụng không ngờ.

Xem thêm: Tất tần tật về cây Thù lù cái - Những điều cần lưu ý khi dùng làm rau ăn.

3. Cách sử dụng cây Thù lù đực để làm thuốc

- Công dụng từ cây Thù lù đực: Toàn cây trừ quả xanh có thể sử dụng để làm thuốc ở dạng tươi hoặc khô. Ngọn cây, phần lá có thể dùng làm rau xanh ăn hằng ngày.

Trồng cây Thù lù đực vừa làm rau xanh vừa làm thuốc.

* Một số bài thuốc sử dụng cây Thù lù đực

- Chữa bệnh ngoài da: Sử dụng cây tươi ép lấy nước bôi trực tiếp vào vùng da bị bệnh. Dùng bôi từ 5 – 7 ngày liên tục. Có thể dùng cây tươi với lượng từ 5 – 10 kg nấu thành cao lá dùng bôi trị bệnh ngoài da khá hiệu quả.

- Điều trị bệnh gan: Dùng ngọn và lá giã ép lấy nước ngày uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 50 ml nước cốt. Duy trì từ 5 – 7 ngày sẽ có tác dụng.

Xem thêm: Auxin Alpha NAA Kích thích ra rễ cây cực mạnh.

* Chú ý khi sử dụng cây Thù lù đực làm thực phẩm hoặc làm thuốc

- Do trong cây chứa độc tính đặc biệt là quả xanh. Khi thu hái làm thực phẩm hoặc làm thuốc cần loại bỏ quả xanh.

- Việc sử dụng làm rau xanh trước khi nấu chế biến nên trùng qua nước sôi để khử tính độc trong thân lá rồi mới tiến hành chế biến các món ăn.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status