Những điều cần biết khi trồng lúa ở vụ hè thu

Cây trồng liên quan: Cây lúa

Thứ nhất: Cần chọn giống tốt trước khi đưa vào sản xuất

- Chọn giống có các đặc tính phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng cao, khả năng kháng lại được các loại sâu bệnh thường gặp như: rầy nâu, đạo ôn, thối cổ rễ...

Thứ hai: Đảm bảo mật độ gieo trồng cho cây lúa

- Nên gieo xạ đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên gieo xa quá dày hoặc quá sưa. Như ta đã biết khi lúa trồng qua dày cây sẽ bị cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, ánh sang khiến cây phát triển chậm, hàm lượng tinh bột giảm, sản lượng cũng giảm theo. 

Mật độc cấy có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và năng suất cây trồng

Mật độc cấy có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và năng suất cây trồng

Thứ ba: Điều tiết lượng nước trên ruộng sao cho phù hợp

- Nếu trên ruộng lúa luôn ở tình trạng ngập nước sẽ khiến cho cây lúa yếu, cây lúa sẽ dễ đổ ngã, cây phát triển chậm. Nên điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp, lượng nước vào ra tùy vào các giai đoạn của cây như giai đoạn lúa làm đòng thì cây cần nhiều nước, nếu không cung cấp nước cây sẽ bị nghẹt đòng, trổ không đều, hạt lép.

Thứ tư: Các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại

- Không chỉ vụ thu đông mà vụ hè thu cũng chịu ảnh hưởng của những cơn mưa kéo dài xen kẽ những đợt nắng nóng.

Với vụ dễ xảy ra mưa bão với các đợt nắng nóng cục bộ làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lúa. Là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh dễ phát triển nên cần có các phương á cụ thể để phòng ngừa sâu bệnh cho cây lúa như: Khô vằn, đạo ôn, rầy nâu...

Thứ năm: Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng – một yếu tố vô cùng quan trọng cho cây lúa

- Cùng với việc phòng trừ sâu bệnh thì việc bổ sung dinh dưỡng cho cây hợp lý là rất cần thiết. Khi bón phân vào đất thì được đất giữ lại và cung cấp dần dần cho cây trồng hấp thụ. Vì vậy việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phải được theo quy trình nghiêm ngặt.

- Cây lúa từ khi gieo xạ đến đến khi thu hoạch chúng ta cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để cây lúa cho năng suất cao, đặc biệt ở giai đoạn đón đòng. Cần chú ý đến liều lượng để đảm bảo đến năng suất cây trồng sau này.

- Việc đón đòng vào đúng thời điểm sẽ giúp cho đòng to. Để xác định được thời điểm đón đòng cần căn cứ vào giống lúa. Với một số giống lúa trung ngày từ 100-105 ngày thì mình bón đón đòng sớm hơn. Các giống ngắn ngày như 13/2 hoặc các giống như. Nếu bón đón đòng muộn sẽ khiến cho cây lúa hấp thụ không hết các lượng phân. Lượng phân thừa đó sẽ còn trong lá làm cho lá có hiện tượng lốp đổ.

- Thời điểm bón đón đòng phù hợp nhất đó là từ 50-55 ngày. Lúc này cây đó là lúc lúa hấp thụ được lượng phân bón tốt nhất, sau này nuôi đòng to, nuôi bông dài và tỷ lệ hạt chắc đạt hơn.

- Một vấn đề nữa được các hộ nông dân quan tâm tới ở vụ hè thu đó là hiện tượng cây lúa bị đổ ngã. Nếu đổ ngã sớm thì thất hu nhiều hơn đổ ngac muộn thì có thể sẽ thất thu từ 30-50%.

Bán Vi lượng Mangan Chelate (Mn-EDTA-13) tan hoàn toàn trong nước

Xem thêm > Mangan Chelate (Mn-EDTA-13)

- Ngoài việc sử dụng các loại có hàm lượng đạm, lân và kali thì cần phải bổ sung cho cây các yếu tố trung vi lượng như: Mangan, Silic, Kẽm, Sắt...

- Việc bổ sung các yếu tố trung vi lượng hợp lý sẽ giúp cây lúa quang hợp tốt, tránh đổ ngã, giải độc cho cây lúa. 

- Trong các nguyên tố trung vi lượng trên có nguyên tố Silic là nguyên tố rất quan trọng đối với cây trồng. Đối với Silic là nguyên tố đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng là loại cây trồng không cần nhiều. Nhưng với từng thời điểm nhất định việc sử dụng Silic cho cây lúa đóng một vai trò rất quan trọng. Đó là Silic có vai trò trong hạn chế các loại sâu bệnh hại, nhất là các loại nấm bệnh, thứ hai là giúp cho cây lúa cứng cây, hạn chế hiện tượng đổ ngã, giảm thiệt hại về năng suất sau này.  Giúp cây sinh trưởng tốt hơn, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Nguồn: Admin tổng hợp - Đài truyền hình Đăk Lắk
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status