Nguyên nhân bệnh cháy lá trên cây khoai môn và biện pháp khắc phục

Khoai môn là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của gia đình việt nam. Trong củ khoai môn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng: Vitamin A, vitamin B6…rất tốt cho sức khỏe con người. Hiện nay việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ khoai môn luôn được nhiều hộ sản xuất quan tâm. Trong quá trình canh tác khoai môn thường gặp một số bệnh như cháy lá. Làm sao để khắc phục hiện tượng trên? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh cháy lá trên cây khoai môn.

1. Tác nhân bệnh cháy lá trên cây khoai môn

- Tác nhân gây bệnh cháy lá trên cây khoai môn là do nấm phytophthora gây ra.

2. Nguyên nhân gây bệnh cháy lá trên cây khoai môn

- Thời tiết mưa, độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.

- Do nấm bệnh tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh chúng lây lan phát triển nhanh chóng.

- Do bón phân không cân đối.

3. Triệu chứng bệnh cháy lá trên cây khoai môn.

- Bệnh chủ yếu gây hại lá, cuống lá và củ khoai môn.

 + Lá: Xuất hiện vết bệnh ở mép lá và bìa lá, ban đầu là các đốm tròn màu nâu nhỏ, sau đó sẽ phát triển lan rộng thành các vết lớn hơn có màu xám, vết bệnh có hình tròn đồng tâm, có dịch màu vàng rỉ ra từ vết bệnh.

 

+ Cuống lá cũng xuất hiện các đốm nâu, các mô xung quanh vết bệnh có màu vàng úa, những cuống lá bị bệnh nặng có thể bị thối.

+ Củ bị hư 1 phần hoặc toàn bộ củ, củ chuyển sang màu nâu và bị thối.

4. Biện pháp khắc phục bệnh cháy lá trên cây khoai môn

- Chọn các giống khoai môn khỏe, sinh trưởng phát triển tốt có khả năng kháng bệnh cháy lá.

- Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân hợp lý cho cây. Lượng phân bón cho 1ha: 10-15 tấn phân chuồng hoai mục+130-150kg ure+150kg Super lân+180kg Kali+1 tấn vôi.

- Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm tăng khả năng tạo củ, tăng năng suất củ, tăng hàm lượng tinh bột trong củ: Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất. Liều lượng sử dụng 1g/1000L nước.

Xem thêm >> Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất

- Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, ngắt bỏ các lá gìa, lá bị bệnh để tránh lây lan bệnh. Ngoài ra có thể trồng luân canh với các cây trồng khác.

-  Biện pháp trừ bệnh: Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời. Có thể sử dụng một số thuốc trừ bệnh sau:

+ Thuốc sinh học: Sử dụng một số chế phẩm có chứa Trichoderma để phòng chống sự gây hại của nấm trên bệnh cháy lá cây khoai môn.

+ Thuốc hóa học: Có thể sử dụng một số thuốc như Dimetyhomorph 50% WP, Eddy 72 WP…

Mong rằng các thông tin trên hữu ích với bạn đọc! Chúc các bạn có vụ mùa bội thu!

Nguồn: Admin LT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status