Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo (dưa chuột) giai đoạn cây con (trồng đại trà)
1. Thời vụ trồng dưa leo (dưa chuột) (dương lịch)
-
Các tỉnh phía Bắc:
+ Vụ xuân: 20/02 - 15/03,
+ Vụ thu đông: 10/09 - 10/10
-
Các tỉnh Nam Bộ
+ Vụ đông: 25/10 - 25/12
+ Vụ xuân: 20/01 - 25/02
-
Các tỉnh Tây nguyên
+ Vụ đông: 25/10 - 25/12
+ Vụ xuân hè: 25/01 - 30/02
Chú ý: Không nên trồng dưa chuột ở những vùng có mưa kéo dài, những vùng có nhiệt độ thấp (nhiệt độ dưới 15,5oC), thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, nhiệt độ thích hợp từ 15,5oC đến 35oC
2. Mật độ - khoảng cách trồng dưa leo (dưa chuột)
2.1. Mật độ khoảng cách
Cây cách cây: 30 cm Hàng cách hàng: 60 cm
2.2. Cách tính lượng cây giống
-
Bước 1: Xác định diện tích vườn trồng
Diện tích vườn trồng (m2) = Chiều dài vườn x chiều rộng vườn Ví dụ: Vườn trồng có chiều dài là 20 m, chiều rộng là 10 m. Vậy Diện tích vườn trồng = 20 x 10 = 200 m2
-
Bước 2: Xác định mật độ khoảng cách
Thông thường dưa chuột được trồng với khoảng cách:
- Hàng cách hàng: 60 cm
- Cây cách cây: 30 cm
Mật độ khoảng cách trồng dưa chuột
-
Bước 3: Tính lượng cây giống cần trồng
* Tính lượng cây giống cho 1 luống
Ví dụ:
+ Chiều rộng luống thông thường là 0,6 m
+ Chiều dài luống: 10 m.
+ Rãnh luống rộng: 0,2 m Khoảng cách trồng: 0,3 m
Ta có diện tích luống = (0,6 + 0,2) x 10 = 8 m2
Vậy:
+ 1 sào Bắc Bộ sẽ có 360/8 = 45 luống
+ 1 sào Trung bộ sẽ có 500/8 = 62 luống
1 sào Nam Bộ sẽ có 1000/8 = 125 luống
Một luống trồng hết 60 cây giống
Vậy:
Số lượng cây giống = Số lượng cây giống/luống x Số luống/sào
Số lượng cây giống cần trồng cho:
+ 1 sào Bắc Bộ là: 60 x 45 = 2700 cây giống 1 sào Trung bộ = 62 x 60 = 3720 cây
+ 1 sào Nam Bộ = 125 x 60 = 7500 cây
3. Trồng cây dưa leo (dưa chuột)
3.1. Gieo hạt trực tiếp xuống hố
- Khoảng cách cây 35 - 40cm/hạt. Mỗi hốc gieo 2 - 3 hạt độ 40.000 - 50.000 cây/ha.
- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 - 35 0 (2 sôi + 3 lạnh)
Lưu ý:
- Trong trường hợp đất khô nên gieo hạt trực tiếp không cần xử lý hạt
3.2. Trồng bằng cây dưa leo con
- Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm cho chặt gốc.
- Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước.
- Sử dụng các cục đất vây xung quanh cây vừa mới trồng để cây không bị đổ.
Trồng cây dưa chuột
4. Chăm sóc cây dưa leo (dưa chuột)
4.1. Tưới nước cho dưa leo
-
Bước 1: Xác định nguồn nước tưới
Đối với cây dưa chuột ở giai đoạn cây con, nguồn nước tưới là hết sức quan trọng vì đây là giai đoạn đầu là tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Nguồn nước tưới có thể là ao, hồ, sông suối, giếng khoan... nguồn nước này phải đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh...
-
Bước 2: Xác định thời điểm tưới
- Tưới ngay sau khi trồng
- Tưới khi cây bén rễ hồi xanh
- Tưới khi đất không đủ độ ẩm
- Tưới lúc sáng sớm hoặc chiều mát
Tưới nước ngay sau khi trồng cây giống
-
Bước 3: Xác định phương pháp tưới
- Tưới bằng bình ô doa
- Tưới bằng máy
- Tưới ngập rãnh
Tưới nước ngập rãnh
4.2. Bón phân cho dưa leo
Xem quy trình kỹ thuật bón phân cho cây dưa leo (dưa chuột)
5. Làm giàn cho dưa leo
Làm giàn và tỉa nhánh: Dưa chuột phát triển thân lá và các tua cuốn dài nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, kích thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 30cm và có tua cuốn nên tiến hành làm giàn.
Tỉa nhánh: Dưa chuột phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4 - 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.
* Các thao tác trong kỹ thuật làm giàn leo
-
Bước 1: Lựa chọn vật liệu làm giàn leo
- Đối với cây dưa chuột giàn leo thường được dùng là các loại cây nhỏ như tre, lứa, dèo... có chiều dài từ 1 - 3 m
Vật liệu làm giàn leo
-
Bước 2: Tính toán lượng cây làm giàn leo
Số cây cần dùng để làm giàn leo = Số cây dưa chuột trồng/sào x 1,5 Ví dụ: 1 sào Bắc Bộ trồng 2700 cây dưa chuột thì số cây cắm làm giàn leo là: 2700 x 1,5 = 4050 cây cắm giàn leo
-
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu cắm giàn leo
- Cây cắm giàn
- Cuốc, xẻng, dao, kéo
- Dây buộc giàn
- Bảo hộ lao động
-
Bước 4: Tiến hành cắm giàn cho dưa leo
- Cắm giàn leo theo kiểu chữ A. Hai cây cắm chéo nhau tạo thành hình chữ A, sau đó cố định phía trên bằng 1 cây nằm ngang, phía dưới cũng bằng cây ngang, giữ cho giàn vững chắc không bị đổ.
Cắm giàn leo dưa chuột theo kiểu chữ A
- Cố định thanh ngang trên
Cố định thanh ngang trên
- Cố định thanh ngang dưới
Cố định thanh ngang dưới
7. Phòng trừ cỏ dại cho dưa leo (dưa chuột)
7.1. Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng
- Cỏ mầm trầu - Cỏ gấu
- Cỏ xấu hổ - Cỏ tranh
- Rau rền cơm
7.2. Phương pháp diệt cỏ
- Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau:
+ Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng.
+ Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển.
+ Trồng xen, trồng lẫn.
+ Che màng phủ nilong.
-
Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo trồng cây giống dưa leo (dưa chuột) (trồng đại trà)
Qua bài viết này bạn đọc sẽ: Thực hiện thành thạo kỹ thuật gieo hạt; làm bầu cây con theo đúng quy trình; Lựa chọn giống tốt đảm bảo đủ tiêu chuẩn...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô