Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh tứ quý cho năng suất cao
Cây chanh tứ quý là loại cây ăn quả thuộc họ cam quyết. Giống như tên gọi của nó, cây cho ra quả 4 mùa, trên cùng một cây vừa có quả chín, vừa cho ra quả non và cây vừa ra hoa liên tục. Cây chanh tứ quý có nhiều loại giống khác nhau như chanh giấy được nhiều người ưa chuộng vì mỏng vỏ, nhiều nước, vị thơm; chanh núm quả tròn, chanh thơm Indo, được nhập nội từ Indonesia, trái tròn, đẹp; chanh lima persa không hạt; chanh Eureka… Cây chanh tứ quý là loại cây dễ trồng thích nghi với mọi loại đất cũng như khí hậu, chính vì vậy được rất nhiều bà con trồng trong vườn nhà cũng như trồng kinh doanh đều cho năng suất cao.
1. Thời vụ trồng cây chanh tứ quý
- Ở miền Bắc thời điểm thích hợp trồng cây chanh tứ quý vào tháng 2-3 và vụ tháng 8-10 vào thời điểm này khí hậu mát mẻ dễ chịu, khí hậu thỉnh thoảng có mưa nên độ ẩm trong đất cao giúp cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn.
- Ở miền Nam thì nên trồng vào trước mùa mưa từ 1-2 tháng hoặc có thể trồng vào mùa khô khu vực tiện tưới nước để cây sinh trưởng tốt hơn.
2. Đất trồng cây chanh tứ quý
- Cây chanh tứ quý không kén đất trồng, nhưng đất trồng giúp cây phát triển tốt nhất là đât thịt nhẹ, tơi xốp và có nhiều mùn. Độ pH thích hợp cho cây là từ 5-8.
- Nếu trồng chanh trên đất chua bà con nên sử lý đất bằng vôi bột trước khi trồng chanh.
Giống chanh tứ quý
- Chanh chịu úng kém nên khi trồng chanh bà con nên làm luống cao, đào kênh mương để thoát nước khi vào mùa mưa.
3. Kỹ thuật trồng chanh tứ quý
- Kỹ thuật trồng chanh chuẩn nhất là tính khoảng cách trồngg cây cách cây 3,5-4m lấy đất mặt luống hoặc đất mương đã khô băm nhỏ rồi trộn thêm hỗn hợp phân chuồng hoai, tro trấu và phân lân, một ít thuốc trừ sâu để trị rệp sáp và tuyến trùng rễ.
- Đánh luống trồng chanh cao từ 30 cm trở lên, chiều rộng từ 1-1,2m. Mặt đất bầu bằng mặt hố trồng, cắm một cây kèm để giữ cho cây mới trồng đứng thẳng không bị gió lay động gốc và giúp cho rễ non nhanh phát triển.
Xem thêm - 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất) |
- Khi trồng một thời gian, đọt non chuyển sang bánh tẻ thì có thể bón một ít phân NPK hoặc phun xịt thêm phân bón lá để cho cây ra đợt đọt non mới đồng loạt hơn, có thể bấm tỉa những đọt quá dài để tạo tán cây tròn hơn không bị gió làm gãy.
- Thường thì đọt nhú ra khoảng 2 phân có thể xịt thuốc trừ sâu, đến khi đọt non có nhiều lá lụa có thể xịt thuốc trừ nấm bệnh. Tùy theo tình trạng cây hoặc chu kỳ ra đọt non mà áp dụng phân bón hợp lý.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây chanh tứ quý
- Trồng cây chanh tứ quý cần dùng nước giải pha loãng theo tỉ lệ 1/5-1/3 để tưới cho cây hoặc bón bổ sung 0,1-0,5kg ure/cây/năm.
Chanh tứ quý cho ra quả quanh năm
- Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.
- Chú ý nên đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.
- Cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.
5. Cách tỉa cành cây chanh tứ quý
- Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây chanh không quá khó, giúp cho năng suất của cây chanh cao hơn, chính vì vậy việc cắt tỉa cành cho cây là rất quan trọng.
- Trước cần cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành tăm, cành vượt để tạo độ thông thoáng và đủ ánh sáng cho cây.
Xem thêm - Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% (Chất kích thích ra rễ) |
- Cây chanh tứ quý ghép trồng khoảng 2 năm có thể thu chừng 40 kg trái/cây, trên 3 năm tuổi có thể thu hơn 100 kg trái/cây, trái tốt tròn đều.
- Chùm nhiều trái bằng nhau, không bị bọ xít đục trái và ghẻ trái, thu hoạch xong bảo quản trong điều kiện bình thường được lâu và vỏ trái vẫn còn màu xanh sáng.
6. Quy trình bón phân cho cây chanh tứ quý
- Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.
- Bón phân thúc: Thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất… Bón 20-30 kg phân chuồng + 1-2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm). Riêng phân hóa học được sử dụng bình quân như sau (cho mỗi cây):
+ Năm thứ nhất: bón 0,5-1 kg sunfat đạm ( nếu dùng phân ure bón thì chỉ cần bón 0,25-0,5kg) + 0,3-0,5kg phân NPK (16-16-8)
+ Năm thứ hai: 1-2 kg sunfat đạm (dùng ure thì bón 0,5-1 kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8)
+ Năm thứ ba trở đi: 2-2,5kg sunfat đạm (nếu dùng ure bón 1-1,2 kg) + 0,5 NPK (16-16-8) + 0,5 kg vôi.
- Do thu quả rải rác nên chia phân bón 4-5 lần/năm.
7. Xử lý cho cây chanh tứ quý ra hoa
- Sau khoảng 1 tháng thì cây bắt đầu cho ra những bông hoa đầu tiên, 1 năm thì sẽ có 2 lần ra hoa là vào tháng 2-3 và tháng 1 là cây sẽ bắt đầu ra hoa.
Xử lý hoa cây chanh tứ quý để cho ra quả năng suất
- Khi thấy cành bất đầu cho ra nụ đầu tiên thì tưới đẫm nước 2-3 ngày liên tục sẽ kích thích cho cây ra hoa.
8. Cách giúp cho cây chanh tứ quý nhanh ra quả trái vụ
- Có thể cho ra quả trái vụ bằng cách xiết nước. Ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 - 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.
- Khi chanh chính vụ đang nở hoa rộ, muốn làm chanh trái vụ cần cuốc sâu 20-30cm xung quanh tán cây. Đồng thời ngừng tưới nước, tưới phân, hái bớt quả bằng tay hoặc phun Ethrel làm rụng bớt 50% trái chính vụ, sau đó lấp đất lại.
Chanh tứ quý cho quả đạt năng suất cao
- Sau 7-10 ngày cây chanh sẽ trút 40-50% lá non, lộc non và lá bánh tẻ. Cuốc rãnh sâu 10cm xung quanh tán, bón mỗi gốc 1-2kg kali clorua (tùy tuổi cây), để đất khô trong vòng 1 tháng. Sau đó tưới ẩm và chăm sóc bình thường.
- Khoảng 30 ngày sau cây chanh tiếp tục nẩy lộc, ra hoa, ra quả vào tháng 6-7, cho thu quả vào tháng 12-2 năm sau.
9. Cách phòng trừ sâu bệnh hại
- Cây chanh tứ quí cũng thường gặp các bệnh trên cây có múi khác. Riêng chanh tứ quý cần chú ý hơn các đối tượng sau: Sâu chích hút (như bọ xít, rầy, rệp), các loại nhện, các bệnh đốm đen, đốm trắng...:
- Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%. Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.
- Phun lưu huỳnh bột 20-25kg/ha hoặc Zineb 0,3-0,5%. Cũng cần quét vôi mỗi năm 2 lần để phòng sâu đục thân và phun thuốc sâu ngay sau khi lộc non vừa mới nhú để trừ sâu bùa vẽ.
10. Thu hoạch và bảo quản chanh tứ quý
- Khoảng 4 tháng sau khi hoa nở thì có thể thu hoạch được. Thu hoạch chanh khi quả có vỏ căng, bóng. Thu hái nhẹ nhàng, tránh rụng lá gãy cành. Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn 10-15cm. Có thể dùng các loại hóa chất bảo quản để chanh được tươi lâu.
Với những bước kỹ thuật trồng chanh tứ quý đơn giản như trên bạn hoàn toàn có được những cây chanh tứ quý trong vườn nhà luôn ngát hương, lại có trái ăn quanh năm.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau ngót
Là loại rau phổ biến và được biết đến từ lâu đời nay. Rau ngót được dùng trong thực phẩm hằng ngày và rất được ưa chuộng. Với đặc tính dễ trồng và chăm sóc, đồng thời là nguồn dinh dưỡng quý cho sức khỏe con người.
-
Kỹ thuật trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP
Ở các vùng canh tác cây ăn quả có diện tích lớn, các hộ dân luôn qan tâm đến việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Một trong những tiêu chí hướng tới đó là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa trà nở đúng dịp tết
Cây hoa hồng trà có tên khoa học Camellia là loại cây sang trọng và quý bởi sự sang trọng và cùng mùi thơm quyến rũ. Là cây trồng nhiệt đới nên rất dễ trồng và chăm sóc cây
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô