Kỹ thuật trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGap
Hiện nay dưa lưới là loại cây được trồng phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho nền nông nghiệp nước ta. Để trồng được dưa lưới cho năng suất chất lượng cao, nhiều nông dân đã mạnh rạn đầu tư nhà màng trồng theo tiêu chuẩn VietGap để có những trái dưa chất lượng đến tay người tiêu dùng. Dưới đây, là bài viết hướng dẫn bà con cách trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGap để nâng cao chất lượng dưa lưới.
1. Chuẩn bị nhà màng trồng dưa lưới
- Nhà màng được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m, khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp bằng màng Polymer 200 micron Ginegar và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 40mesh (40 lỗ/cm2) không nên dùng lỗ quá thưa hay quá dày.
Chuẩn bị nhà màng
2. Hệ thống tưới nước cho vườn dưa lưới
- Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế điều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.
- Máy bơm nước.
- Timer hẹn giờ.
- Van điện từ.
- Bộ lọc.
- Ống nhỏ giọt.
- Thùng chứa dung dịch.
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây dưa lưới
- Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.
- Bà con có thể sử dụng nguồn nước mặt hoặc nước ngầm, để tiện cho việc bơm nước lên cho vườn dưa, tùy thuộc vào địa hình làm nhà màng như thế nào.
3. Chuẩn bị giống, giá thể và cây con cho vườn dưa lưới
- Giống:
+ Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống có hình thức, chất lượng phù hợp.
+ Hạt giống dưa lưới cần được chuẩn bị kỹ để mang lại hiệu quả cao, nên lựa chọn hạt giống F1 sẽ tốt hơn, hạt giống cần phải sạch, khỏe, có sức đề kháng tốt và nhanh phát triển.
+ Bạn nên tham khảo những chuyên gia nông nghiệp để được tư vấn. Hạt giống cần được ngâm trong nước ấm (28 – 32 độ C) trong 2 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm khoảng 4 – 6 giờ trước khi đem đi ươm.
- Giá thể: chuẩn bị giá thể bằng cách trộn hỗn hợp mụn xơ dừa, phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%, hoặc bạn có thể mua trực tiếp các bì giá thể đã được trộn đều các thành phần có sẵn như giá thể Peatmoss Terraerden.
Chuẩn bị giá thể và cây con để trồng
- Cây con:
+Sử dụng các khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu xốp, có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 5cm (có 84 lỗ/khay). Sử dụng giá thể rải đều vào các lỗ khay ươm.
+ Sau đó, bạn đem hạt giống đặt mỗi hạt vào 1 lỗ, tưới nước nhẹ cho từng lỗ, đặt các khay ươm vào nơi thoáng mát, khô ráo, che mưa nắng và côn trùng tấn công.
Trong vườn ươm cần chú ý: phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho dưa lưới (triệu chứng được miêu tả giống phần phòng trừ sâu bệnh). Ngoài ra cần phòng trừ bệnh héo rũ cây con. Tốt nhất cây nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng.
Xem thêm - Giá thể trồng cây Peatmoss Terraerden - Sự lựa chọn hoàn hảo |
- Tiêu chuẩn cây giống khi trồng phải đạt tối thiểu:
+ Số ngày gieo ươm: 7-8 ngày.
+ Chiều cao cây: 5-7cm. - Đường kính thân: 2-3mm.
+ Số lá thật: 1 lá.
+ Tình trạng cây xuất vườn: cây khỏe mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
4.Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng
4.1.Mật độ, khoảng cách trồng
- Mùa khô: trồng hàng kép, hàng x hàng = 1,4m, cây x cây = 40cm, mật độ: 2.500-2.700 cây/1.000m2.
- Mùa mưa: trồng hàng kép, hàng x hàng = 1,4m, cây x cây = 50cm, mật độ 2.200-2.500 cây/1.000m2. Từ 3-5 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.
4.2. Trồng cây dưa lưới
- Khi cây dưa lưới lên được 2 lá thật thì bắt đầu mang cây gieo trồng. Bạn có thể lựa chọn trồng bằng túi nilon hoặc trồng bằng luống, tuy nhiên nên trồng vào buổi chiều mát mẻ tránh ánh nắng. Bạn đặt nhẹ cây con vào từng túi nilon, không cần nén rễ quá chặt, tưới nước nhẹ nhàng cho mỗi cây khi trồng xong.
Kỹ thuật trồng cây con trong nhà màng
- Nước tưới cho cây dưa lưới nên là nước giếng, nước sông suối, không nên dùng nước máy hoặc nước lọc R.O, độ pH phù hợp là 6 – 7, không mặn, không phèn.
5. Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới
- Cây dưa lưới cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mới có thể cho ra trái ngọt, vì vậy mà bạn cần đảm bảo bón lót, bón thúc NPK cho cây theo từng giai đoạn.
- Các loại phân như KNO3 , MgSO4 , K2 SO4 , Ure, KH2 PO4 , Ca(NO3 )2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với phân dạng lỏng).
- Các loại phân bón sử dụng:
Loại phân |
Thành phần |
Nguồn gốc |
Potassium nitrate [KNO3 ] |
14% N và 37% K |
Israel |
Monopotassium phosphate [KH2PO4] |
52% P và 34% K |
Israel |
Calcium nitrate [Ca(NO3 )2 ·4H2O] |
15,5% N và 26% Ca |
Yara |
Potassium sulfate [K2SO4] |
50% K |
Bỉ |
Magnesium sulfate [MgSO4·7H2O] |
16% Mg |
Phú Định |
Manganese sulfate [MnSO4·4H2O] |
31% Mn |
Trung Quốc |
Solubor [H3B3] |
20,5% B |
Trung Quốc |
Zinc sulfate [ZnSO4 ] |
22,5% Zn |
Trung Quốc |
Copper sulfate [CuSO4 .5H20] |
25% Cu |
Trung Quốc |
Amonium molybdate |
54% Mo |
Ấn Độ |
Chelated sắt |
13.2% Fe |
Trung Quốc |
- Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp.
- pH cho dịch tưới: từ 6-6,8.
- Chế độ tưới cho dưa lưới qua các giai đoạn:
Giai đoạn |
Số lần tưới (lần/ngày) |
Thời gian tưới (phút/lần) |
Lượng nước (lit/bầu/ngày) |
Trồng 14 ngày |
10 |
2 |
1,5 |
Trồng 15 ngày – ra hoa |
10 |
3 |
2,0 |
Đậu quả - thu hoạch |
20 |
2 |
2,6 |
6. Thụ phấn, bấm ngọn, tỉa nhánh cho cây dưa lưới
- Thụ phấn:
+ Khi trồng được 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thụ phấn thủ thủ công.
+ Thụ phấn thủ công: là lấy bông đực để chụp vào bông cái, thụ từ lúc sáng sớm và thụ trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống.
+ Sử dụng ong mật để thụ phấn, thả 2 thùng ong/1.000m2 (thùng ong có 4 cầu).
- Bấm ngọn:
+ Khi cây cao 30 – 40cm, có 4-5 lá thật, tiến hành bấm kẹp vào cây để quấn ngọn (quá trình này làm thường xuyên đến khi thụ phấn, bấm xong ngọn);
+ Tiến hành bấm nhánh từ nách lá thứ nhất đến lá thứ 8; Khi ngọn cao ngang dàn tiến hành bấm ngọn... Từ lá thứ 9 – 13 để lại nhánh, quả sẽ để trên các nhánh này.
- Tỉa nhánh: Tỉa lá gốc tạo độ thông thoáng cho quả phát triển, hạn chế sâu, bệnh...; tiến hành treo quả để hạn chế sự rụng quả do cơ giới...
- Các loại sâu hại thường gặp trên dưa lưới: là bù lạch, rệp muội, bọ trĩ, rệp dưa,… và nhiều loại nấm gây bệnh đốm sương mai, bệnh thán thư,… Bạn cần quan sát kỹ những thay đổi của cây để phát hiện bệnh, sớm phòng trừ cho cây bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
7. Thu hoạch và bảo quản dưa lưới
- Đối với dưa lưới sau khi trồng khoảng 60-65 ngày thì cho thu hoạch. Trái dưa lưới khi chín sẽ nổi gân trắng kín vỏ, sau đó đổi sang màu vàng nhạt, nứt cuống,…, lúc này dưa được hái xuống. Thu hoạch vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
- Tuy nhiên trái dưa có thể chứa các loại nấm, sản sinh khí ethylene,… làm trái dưa bị héo, vỏ mềm đi, không còn độ giòn và mọng nước như khi mới hái. Vì vậy bạn cần xử lý bằng peroxide hydrogen (H2O2) ngay khi chuẩn bị thu hoạch để hạn chế những vấn đề phát sinh sau thu hoạch.
Thu hoạch dưa lưới
- Các loại vi khuẩn hoặc nấm có thể vẫn tồn tại trong trái dưa lưới, vì vậy bạn phải xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm trước khi đóng gói, dán nhãn và bảo quản chúng.
Với sự phát triển không ngừng của những kỹ thuật hiện đại, trái dưa lưới muốn đem đi xuất khẩu hoặc đạt được niềm tin của người tiêu dùng trong nước thì cần đạt được các tiêu chuẩn chất lượng VietGap, Global Gap, vì vậy trồng dưa lưới trong nhà màng là sự lựa chọn tuyệt vời để đạt được chất lượng tốt nhất.
-
Bán nấm rễ cộng sinh (MYCORRHIZA - Endomycorrhizal Fungi)
Nấm rễ cộng sinh - Mycorrhiza dạng bột siêu mịn gồm các bào tử của 4 chủng nấm cộng sinh rễ trong. Với kích thước nhỏ hơn 220 microns, sản phẩm có thể dùng lý tưởng cho...
-
Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP
Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi đúng đắn, nếu muốn mở rộng thị trường của cây cam. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cam trên thị trường.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lê vàng
Cây lê là cây ăn quả lâu năm, có rất nhiều giống lê khác nhau cho đặc điểm hình thái quả lê và năng suất chất lượng quả lê khác nhau,…
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
Cây dưa bở là loại thân bò, cho ra quả. Dưa bở cũng là loại cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều tác dụng trong việc giải khát.
-
Kỹ thuật trồng ổi không hạt cho năng suất cao
Ổi không hạt cho năng suất cao, từ năm thứ 3 có thể đạt từ 25 - 30kg/cây/năm. Cây cần phải xử lý và chăm sóc sau mỗi lần thu hái thì mới cho năng suất cao vào vụ sau.