Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

Vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP

1. Kỹ thuật chọn đất trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

Chọn các chân đất đồi thấp, loại đất nâu, đỏ Bazan có tầng canh tác dầy dộ dốc 5 – 7%.

2. Kỹ thuật chọn giống cam

Chọn các giống cam có năng suất cao chất lượng tốt như Cam Vinh, Cam Vân Du, Cao Cao Phong, Cam Đường Canh, Cam Khe Mây, …

3. Thời vụ trồng cam cho hiệu quả cao

- Vu Xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch.

- Vụ Thu trồng từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch.

Xem thêm < Axit Boric - Tăng khả năng đậu quả, giảm rụng quả trái non >

4. Kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

- Mật độ trồng: Hàng cách hàng 5 x 5 m, cây cách cây 4 x 5 m đảm bảo mật độ 450 – 500 cây/ha.

- Kỹ thuật đào hố trồng: Kích thước (dài – rộng – sâu: 50 x 50 x 50 cm) đào so le các hố. Khi đào hố lưu ý phần đất mặt để sang một bên, phần đất gần đáy hố để sang một bên.

* Lượng phân bón lót và cách vòn cho 1 hố:

Phân chuồng hoai mục 20 – 30 kg, Vôi bột 0,5 kg, phân NPK (5-10-3) 1 kg.

- Hỗn hợp tất cả các loại phân trên trộn đều với phần đất mặt sau đó cho xuống đáy hố, phần đất còn lại để trên mặt hố tạo vồng và tiến hành phơi hố từ 20 – 30 ngày trước khi trồng.

- Cách trồng:

Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilon, đặt cây vào chính giữa hố mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất cao hơn mặt bầu 2 – 4 cm và tiến hành chèn chặt đất xung quanh bầu và tạo vồng tưới nước đủ ẩm, đồng thời phủ rơm rạ hoặc thực vật khác xung quanh gốc để giữ ẩm và hạn chế xói mòn (có thể cố định cây bằng cọc tre và dùng dây mềm buộc cây hạn chế gió lớn làm đổ cây).

5. Kỹ thuật chăm sóc cây cam thời kỳ kiến thiết cơ bản

Cây cam thời kỳ kiến thiết cơ bản

- Thường xuyên tủ gốc và giữ ẩm cho cây trong 3 tháng đầu.

- Bón phân: Lượng phân bón cho 3 năm đầu (kg/cây)

Tuổi cây

Phân bón

Phân chuồng

Vôi bột

Hữu cơ vi sinh

Đạm Ure

Super lân

Kali Clorua

Năm thứ 1

20

0,4

3

0,3

0,5

0,3

Năm thứ 2

30

0,5

4

0,4

0,8

0,4

Năm thứ 3

40

0,6

5

0,5

1,0

0,5

-  Các đợt bón trong năm (3 đợt):

+ Đợt 1 (tháng 2 – 3): Bón 100% phân chuồng, 100% Super lân, 30% đạm và kali.

+ Đợt 2 (tháng 6 – 7): Bón 30% đạm và kali (hoặc bón phân NPK chuyên dùng cho cây ăn quả).

+ Đợt 3 (tháng 10-11): Bón hết số phân còn lại trong năm.

- Cách bón: Đào rãnh xung quanh hình chiếu của tán lá sâu 20 – 30 cm, rộng 25 – 35 cm rải đều các loại phân trong rãnh theo đúng lượng và lấp đất.

Lưu ý: Bón thêm chế phẩm Trichodermar vào gốc và các lần bón phân để tạo nấm đối kháng trong đất.

6. Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây cam

Cắt tỉa cành và tạo tán cho cây giúp cây quang hợp tốt hạn chế sâu bênh cắt bỏ chồi phụ, cành trong tán, cành tam, cành hướng địa, cành vượt, để tập trung dinh dưỡng cho các cành cấp 1, cấp 2, cấp 3… đồng thời tạo bộ cành khung chính phân bố đều các hướng của cây là tốt nhất (theo hình nấm hoặc hình bát úp). Đối với các cành nằm trên cao thì sử dụng kéo cắt cành chuyên dùng trên cao.

7. Trồng xen cây họ đậu trong thời kỳ kiến thiết co bản

Trồng lạc xen canh trong vườn cam

Chủ yếu trập trung trồng các loại cây họ đậu như Đậu tương, đậu xanh, lạc giữa 2 hàng cam (cách gốc 1 m) nhằm mục đích tăng thu nhập và cải tạo đất, chống xói mòn, giữ ẩm đất. Sauk hi thu hoạch toàn bộ thân lá cây họ đậu giữ lại để phủ gốc giữ ẩm.

8. Kỹ thuật chăm sóc cam thời kỳ kinh doanh (thời kỳ cam cho quả)

Tuổi cây

Phân bón

Phân chuồng

Vôi bột

Hữu cơ vi sinh

Đạm Ure

Super lân

Kali Clorua

Năm thứ 4

40

0,8

6

0,6

1

0,6

Năm thứ 5

40-50

0,8

7

0,7

1,5

0,7

Năm thứ 6

50

1

8

0,8

2

0,8

Năm thứ 7

50-60

1

9

0,9

2,5

0,9

Năm thứ 8

60

1,2

10

1

3

1

-  Các đợt bón trong năm (3 đợt):

+ Đợt 1 (tháng 2 – 3): Bón 100% phân chuồng, 100% Super lân, 30% đạm và kali.

+ Đợt 2 (tháng 6 – 7): Bón 20% đạm và kali (hoặc bón phân NPK chuyên dùng cho cây ăn quả).

+ Đợt 3 (tháng 10-11): Bón hết số phân còn lại trong năm sau khi thu hoạch trái.

Lưu ý: Từ các năm tiếp theo căn cứ vào thực tế của cây cho thu hoạch quả để có biện pháp tác động chăm sóc phù hợp.

* Kỹ thuật bao quả thành phẩm

Kỹ thuật bao quả cho cam

Sử dụng túi bao quả chuyên dùng cho Cam kích thước 18 x 20 cm để bao quả khi quả ó kích thước đường kính 1,5 – 2 cm. Các quả trên cao dùng cần bao quả chuyên dùng trên cao. Việc bao quả cần phải thực hiện đúng kỹ thuật vì đây là công việc rất cần thiết để tăng năng suất chất lượng, thương hiệu và mẫu mã sản phẩm.

9. Phương pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cam

9.1 Sâu hại cam

- Sâu vẽ bùa: Phá hoại mạnh ở vườn ươm và thời kỳ cây con, trên cây lớn hại trên các lá non, cành non, tạo vết thương cho cây, bệnh loát xây nhập và phát triển. Cách phòng trừ dùng một số thuốc như Trebon 10EC, Ammate 30WDG, Polytin 0,2%, …phun khi cây bắt đầu ra lá non.

- Sâu đục thân cành: Dùng thuốc Ofatox 400EC, Symisidin 0,2%... phun và bơm vào lổ sâu đục hoặc dùng dây thép luồn vào lỗ sâu đục diệt sâu non. Cách phòng trừ: Vệ sinh vườn, cắt tỉa tọa độ thông thoáng, quét vôi gốc, diệt con xén tóc.

- Nhện đỏ và nhên trắng gây hại: Phát sinh quanh năm nhưng hầu hết tập trung gây hại ở vụ xuân, nhện gây nám vỏ quả, nhện gây hại trên lá xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11. Cách phòng từ nhện dùng Ortus 5SC, Trebon 10EC, Applaud 25SC,…

- Sâu bướm phượng: Thời gian xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10. Cách phòng trừ phun mỗi đợt lộc bằng thuốc Supracide 0,2%, Prevathon 35WP, Tango 50SC,…

9.2 Bệnh hại cam

- Bệnh vàng lá Greening (gân xanh lá vang): Do rầy chổng cánh gây ra, cây bệnh có lá ngọn biến màu xanh, vàng loang lỗ, cây phát triển rất kém gây còi cọc, quả nhỏ di dạng. Cách phòng trừ: Chọn cây giống sạch bệnh và thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm rầy chổng cánh, rệp các loại để phun hòng bằng các loại tuốc trừ rầy như Ortus 5SC, Trebon 10EC, Applaud 25SC,… đồng thời cắt bỏ cành lá bị bệnh.

Bệnh vàng lá Greening (gân xanh lá vang)

- Bệnh loát lá và bệnh sẹo: Gây hại trên cành, lá, quả, các vết có màu nâu, bề mặt sần sùi: Dùng Boocdo, Katsuran 0,2%, Oxyclorua đồng 70g/10 lít.

- Bệnh chảy gôm: Thường hại ở vùng gốc cây sát mặt đất. Cách phòng trừ: Thường xuyên thăm vườn, khôi thông các điểm trũng, dùng dao sắc nhọn gọt cạo thân cành bị bệnh sau đó dùng Boocdo, Benlat hoặc Alliette phun và quét lên gốc và thân bị bệnh cây.

10. Ghi chép hồ sơ lưu:

Cần ghi chép đầy đủ nhật ký các thông tin về thời gian chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch đóng goi, các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể dễ dễ dàng truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo an toàn sản phẩm

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status