Kỹ thuật ngâm ủ lúa giống vụ mùa 2020

Sử dụng giống liền vụ trong sản xuất lúa mùa là tình trạng phổ biến hiện nay. Thời gian giáp vụ ngắn, nếu sử dụng giống lúa vừa sản xuất làm giống mà không biết cách phá ngủ nghỉ thì dẫn đến tỷ lệ nảy mầm không cao. Để hạt giống có sức khở tốt ngay từ đầu, đảm bảo đủ lượng giống cấy và kế hoạch sản xuất vụ mua thắng lợi.

Hướng dẫn bà con kỹ thuật ngâm ủ giống lúa vụ mùa như sau:

1. Đối với giống lúa lai ngắn ngày (TH3-3, TH3-4, TH3-5…)

- Đặc tính của các giống lúa lai này là hạt giống có vỏ trấu mỏng, không khép kín nên rất dễ hút nước và nảy mầm nhanh hơn lúa thuần, đã được các công ty sản xuất xử lý trước nên không phải xử lý phá ngủ nghỉ, kích thích nảy mầm.

- Thời gian ngâm giống khoảng 12-14 giờ (tùy theo nhiệt độ thời tiết trong ngày). Trong suốt quá trình ngâm cứ 3-4 giờ thay nước một lần cho sạch nước chua sinh ra trong quá trình ngâm.

2. Đối với các giống lúa thuần( Đài Thơm 8, Thiên Ưu 8, BC15, TBR225…)

2.1 Kỹ thuật sử lý hạt giống trước khi ngâm

Trước khi ngâm cần tiến hành phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 2-3 giờ để giúp hạt giống tăng khả năng hút nước. Tiếp đến loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất, nấm bệnh bằng dung dịch nước muối loãng 10-15%. Cách pha nước muối: Pha 1,5 kg muối hạt với 10-15 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết muối. Với 10-15 lít nước muối đã pha cho 10kg lúa ngâm khoảng 10-15 phút vớt bỏ các hạt nổi, hạt lửng trong nước, lấy những hạt chìm mang đi đãi sạch.

2.2 Xử lý phá ngủ, kích thích nảy mầm đối với giống lúa liền vụ

Sau khi tiến hành bỏ các hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc đãi sạch tiếp tục xử lý phá ngủ, kích thích nảy mầm theo một số phương pháp sau:

Cách 1: Đùng Supe lân (lân Lâm Thao):

Lấy 400 – 500g lân Lâm Thao hòa với 10 lít nước sạch, khuấy đều, để lắng, gạt lấy nước trong, tiến hành ngâm 10 kg lúa giống trong 24 giờ, sau đó với ra đã chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch, cứ 3-4 tiếng thay nước sạch 1 lần.

Cách 2: Dùng Lufain 91A hoặc Lufain 91:

Gạt lấy nước trong sau khi ngâm Supe lân

Ngâm thóc giống 24 giờ

Hòa 1 goái Lufain 91A hoặc Lufain 91 với 8-10 lít nước ấm 54oC (3 sôi, 2 lạnh) ngâm 10 kg lúa giống trong 24 giờ (làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp nước sạch cứ 3-4 giờ thay nước đãi chua 1 lần.

2.3 Ngâm hạt giống

- Sau khi xử lý loại bỏ hạt lép, hạt lửng, cỏ dại, tạp chất và phá ngủ, kích thích nảy mầm xong ngâm tiếp trong nước sạch khoảng 24-36 giờ. Trong quá trình ngâm cứ 3-6 giờ thì thay nước sạch 1 lần.

- Lưu ý nước ngâm hạt giống phải là nước sạch (như nước giếng khoan đã qua bể lọc hoặc nước mua, nước máy xả trước ra để 1-2 giờ…) Khi ngâm lúa để nơi thoáng mát.

- Đối với các giống liền vụ: Thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ nghỉ đến khi hạt thóc no nước khoảng 36-38 giờ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất hạt giống). Các biệt một số giống ngâm đến 60-70 giờ.

- Với giống cách vụ thì thời gian ngâm ngắn hơn khoảng 24-36 giờ.

- Trong quá trình ngâm nếu quan sát thấy vỏ hạt lúa trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên có mùa trắng và thấy mét hạt hơi sưng lên là đạt yêu cầu, đãi sạch rồi đẹp đi ủ.

3. Kỹ thuật ủ hạt giống

- Lúa giống sau khi hút no nước, lượng hạt giống được đĩa sạch nước chua để ráo và chuyển vào vật dụng ngâm ủ như: thúng, rá, bao tải rúa mỏng không tráng nilon hoặc đổ thành đống dày 5-7 cm. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa) để vào nơi thoáng mát. Tuyệt đối không để đọng nước trong khi ủ.

- Thời gian ủ thúc mầm từ 24-30 giờ (giống lúa thuần), 12-16 giờ (giống lúa lai).

- Trong suốt thời gian ủ giống thường xuyên tiến hành kiểm tra, nếu thấy lúa giống ủ bị khô cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước để đảm bảo đủ ẩm và đảo đều cho hạt giống nảy mầm. Khi lúa giống nhú mầm như gai dứa hoặc mầm dài bằng 1/3 hạt thóc thì đem gieo.

- Nếu thấy mống có tỷ lệ nảy mầm thấp (dưới 80%) phải sàng lọc những hạt chưa nảy mầm ủ tiếp rồi gieo sau.

- Kiểm tra nếu thấy lúa giống ủ bị bốc nóng và có mùi chua trong khi ủ khẩn trương tán mỏng đống ủ để hạ nhiệt sau đó rửa sạch chua để ráo nước rồi ủ tiếp đến khi lúa nảy mầm như gai dứa thì đem gieo.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
  • Kỹ thuật ngâm, ủ lúa giống Kỹ thuật ngâm, ủ lúa giống
    Chuẩn bị lúa giống cần ngâm, ủ; chuẩn bị nơi ngâm, xác định thời gian ngâm, vớt và rửa sạch nước chua của lúa giống khi ngâm, chuẩn bị nơi ủ, ủ lúa giống lên mầm đều và điều chỉnh độ dài của mầm lúa phù hợp với điều kiện gieo trồng...
  • Kỹ thuật làm đất để sạ lúa, cấy lúa Kỹ thuật làm đất để sạ lúa, cấy lúa
    Vệ sinh sạch cỏ dại, tàn dư thực vật trong và xung quanh ruộng trồng lúa, tiêu diệt mầm mống dich hại lúa trong và xung quanh ruộng trồng lúa, làm đất phù hợp với phương thức sạ hay cấy lúa...
  • Cấy lúa là gì? chi tiết về các phương pháp và kỹ thuật cấy lúa Cấy lúa là gì? chi tiết về các phương pháp và kỹ thuật cấy lúa
    Cấy lúa là gì? chuẩn bị được mạ trước khi cấy, thao tác cấy lúa thủ công, cây lúa bằng máy, cấy lúa đúng yêu cầu kỹ thuật như cấy một dảnh/cây, nhiều dảnh/cây, cấy ngứa tay hay cấy úp tay...
  • Những điều cần biết khi trồng lúa ở vụ hè thu Những điều cần biết khi trồng lúa ở vụ hè thu
    Thời điểm bón đón đòng phù hợp nhất đó là từ 50-55 ngày. Lúc này cây đó là lúc lúa hấp thụ được lượng phân bón tốt nhất, sau này nuôi đòng to, nuôi bông dài...
DMCA.com Protection Status