Kỹ thuật mới trồng cây đương quy Nhật Bản

Cây đương quy Nhật Bản thích ứng với điều kiện mát ẩm, nhiệt độ dao động từ 18 – 28oC, độ mưa từ 1.600 – 2.000 mm/ năm, đất trồng nhiều dinh dưỡng. Cây đương quy Nhật Ban khá phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Cây có thể trồng ở hầu hết các vùng khác nhau từ khu vực đồng bằng và vùng trung du miềm núi.

Hiện nay nhu cầu dược liệu cây đương quy ở nước ta rất lớn. Việc phát triển các mô hình trồng cây đương quy trở thành hướng phát triển tiềm năng cho các hộ nông dân. Để hỗ trợ các hộ dân đang có nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật canh tác cây đương quy Nhật Bản mới nhất, cho năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết kỹ thuật trồng cây đương quy Nhật Bản với các nội dung sau:

Mô hình trồng trồng cây đương quy Nhật Bản - Vùng dược liệu Quốc Gia.

1. Quy hoạch vùng trồng cây đương quy Nhật Bản làm dược liệu

- Cây đương quy Nhật Bản có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên những vùng có khí hậu mát mẻ như Sapa, Đà Lạt cho năng suất và chất lượng dược liệu tốt nhất.

- Cây đương quy Nhật Bản là cây dược liệu lấy củ nên vùng trồng cần có chất đất tơi xốp, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng, cao ráo thoát nước tốt, đảm bảo hệ thống tưới tiêu chủ động.

- Có thể trồng thâm canh hoặc trồng xen để gia tăng hiệu quả kinh tế. Nếu trồng thâm canh thì vùng trồng cần đảm bảo diện tích tối thiểu 1000 m2. Hiện nay việc canh tác cây dương quy trong nhà lưới cho hiệu quả rất cao. Việc trồng trong nhà lưới sẽ giảm sâu bệnh hại, giảm công chăm sóc, hạn chế tác động bất thuận của môi trường.

Trồng đương quy Nhật Bản tại vùng miền núi phía bắc.

2. Thời vụ trồng cây dương quy Nhật Bản

- Đối với các vùng Đồng bằng, cây đương quy được trồng từ tháng 9 – 10 năm trước và thu hoạch củ vào tháng 6 – 7 năm sau.

- Ở các tỉnh như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt, Đăc Lắc, cây đương quy được gieo trồng từ đầu mùa mưa và thu hoạch vào mùa khô, khi cây được 15 – 18 tháng tuồi.

Xem thêm: Cytokinin - 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng năng suất cây trồng.

3. Kỹ thuật nhân giống cây đương quy Nhật Bản

- Cây đương quy có thể trồng bằng củ hoặc bằng hạt. Nhưng hiện nay chủ yếu áp dụng phương pháp gieo bằng hạt mang lại hiệu quả cao nhất.

- Có thể gieo giống cây đương quy Nhật Bản trực tiếp vào khu vườn ươm hoặc gieo bầu đất. Đối với gieo trực tiếp vườn ươm thì đất vườn ươm cần được làm sạch cỏ dại, tơi xốp, lên luống cao từ 20 – 25 cm, mặt luống rộng từ 0,8 – 1 m. Gieo bầu thì sử dụng bầu nilong cho giá thể phối trộn vào bầu rồi xếp thành luống, vun luống để tiện chăm sóc.

- Giống trước khi gieo nên phơi nhẹ bằng ánh sáng tán xạ, hong khô bằng gió để kích thích khả năng nảy mầm của hạt giống. Ngâm hạt với nước ấm (hai sôi ba lạnh) để loại bỏ hạt lép, ngâm 24 giờ, sau đó vớt hạt để ráo, mang đi ủ khoảng 48 giờ thì có thể đem đi gieo.

Quy trình nhân giống cây đương quy Nhật Bản từ hạt.

- Phương pháp gieo hạt đương quy Nhật Bản vườn ươm thi khi gieo nên trộn hạt giống với cát hoặc đất bột, gieo 2 – 3 lần cho đều (lượng hạt tính trên 500 m2 khoảng 0,6 – 0,8 kg hạt giống). Đối với gieo bầu nên gieo từ 3 – 4 hạt giống/ bầu. Sau khi gieo hạt giống cần tiến hành phủ rơm rạ trên mặt luống rồi tưới ẩm cho đất.

- Sau khi gieo hạt từ 5 – 10 ngày hạt mọc cây con thì tháo bỏ rơm rạ trên mặt luống. Trong suốt quá trình ươm cây con cần duy trì độ ẩm cho đất ở độ ẩm từ 65 – 75%. Khi tưới ẩm cần dùng dụng cụ phun sương để tránh làm váng mặt luống hoặc mặt bầu đất. Cần thường xuyên làm cỏ trên vườn ươm để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với cây giống. Khi cây có 4 – 7 lá thật, cây mập mạp, sạch sâu bệnh hại thì có thể bấp trồng trên ruộng sản xuất.

Mách mẹo nhân giống cây đương quy Nhật Bản vô cùng dễ.

4. Kỹ thuật trồng cây đương quy Nhật Bản trên ruộng sản xuất

- Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng cần được bừa ải trước trồng tối thiểu 20 ngày. Dọn sạch cỏ dại và tiến hành lên luống. Kích thước luống trồng cao 20 – 25 cm, chiều rộng từ 0,8 – 1,1 m. Tiến hành rạch hàng trên luống, trồng theo kiểu nanh sấu. Khoảng cách trồng cây cách cây 40 x 40 cm.

- Chế độ bón phân cho cây đương quy trên ruộng sản xuất: Giai đoạn cày làm đất tiến hành bón vôi bột và phân bón lót. Lượng bón lót tính trên diện tích 1 ha: 500 – 700 kg vôi bột + phân hữu cơ 1 – 1,5 tấn (tùy vào điều kiện thực tế có thể đầu tư) + super lân 200 – 250 kg. Bón thúc chia làm 3 lần bón. Bón thúc lần 1 sau trồng từ 20 – 25 ngày (khi cây ra lá mới sau trồng): 100 kg ure/ ha. Bón thúc lần 2 cách lần 1 khoảng 60 – 65 ngày (khoảng tháng 11 dương lịch): 150 kg ure + 100 kg super lân/ ha. Bón thúc lần 3 trước thu hoạch 65 – 80 ngày (thường vào tháng 5  - 6 dương lịch): 80 – 100 kg ure + 50 kg kali/ ha.

Cây đương quy Nhật Bản - Vị thuốc quý dành cho phụ nữ.

- Tỉa dặm định cây trên ruộng sản xuất: Sau trồng khoảng 10 – 20 ngày tiến hành tỉa dặm định cây theo đúng khoảng cách, mật độ trồng.

- Quản lý cỏ dại: Làm cỏ tiến hành định kỳ giai đoạn đầu mới trồng. Cứ 25 ngày làm cỏ 1 lần trong 3 tháng đầu sau trồng. Các lần sau làm cỏ kết hợp trước quá trình bón phân cho cây.

- Quản lý chế độ nước tưới: Cây đương quy Nhật Bản là cây trồng ưa thoáng, không chịu úng. Trong suốt quá trình trồng duy trì độ ẩm trên ruộng sản xuất từ 65 – 75%. Thông thường tùy vào thời tiết cụ thể ở từng vùng trồng để quyết định số lần tưới. Có thể ngày nắng, độ ẩm không khí khô tưới ngày 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Những ngày có mưa không cần tưới. Nếu mưa to lưu ý thoát nước cho ruộng tránh gây ngập úng lâu ngày.

Xem thêm: 4-CPA-Na 98% Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất cây trồng.

5. Quản lý sâu bệnh hại cây đương quy Nhật Bản

- Khuyến khích áp dụng quy trình quản lý tổng hợp IPM trên đồng ruộng canh tác. Phương châm là phòng bệnh hơn trị bệnh. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, ưu tiên áp dụng các biện pháp thủ công, biên pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

- Quá trình canh tác cây đương quy Nhật Bản cần quan tâm một số sâu bệnh thường gặp như sâu xám, sâu xanh, rệp, nhiện đỏ, bệnh lở cổ rễ, sùi củ, ...

- Thường xuyên thăm đồng, kiểm tra mật độ sâu bệnh hại. Nếu dưới ngưỡng gây hại kinh tế thì không cần tác động. Nếu trên ngưỡng thì áp dụng các biện pháp thủ công, biện pháp sinh học. Cuối cùng mới dùng đến biện pháp hóa học. Có thể sự dụng một số thuốc hóa học nằm trong danh mục được phép sử dụng như sherpa 25EC, vipast 5ND, ... áp dụng đúng nguyên tắc 4 đúng khi dùng thuốc bảo vệ.

Trồng dược liệu cây đương quy Nhật Bản nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

6. Thu hoạch và sơ chế bảo quản

- Thời gian thu hoạch củ cây đương quy Nhật Bản phụ thuộc vào từng vùng trồng. Đối với vùng đồi núi thì thu hoạch củ sau trồng 18 tháng. Vùng đồng bằng thu hoạch củ sau trồng 15 tháng.

- Thời gian thu hoạch củ thường vào tháng 10 – 12 dương lịch. Khi cây bắt đầu già, lá xuống dốc.

- Do thu hoạch củ nên lưu ý chọn dụng cụ chuyên dụng để thu hoạch. Tránh xây xát, gãy, dập củ.

- Canh tác cây đương quy Nhật Bản đúng kỹ thuật có thể thu hoạch củ đạt từ 2,5 – 3 tấn củ dược liệu khô/ ha tương đương 4 – 5 tấn củ tươi/ ha.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status