Một số bài thuốc chữa bệnh từ huyền sâm
+ Huyền sâm - trị các loại độc do rò: Huyền sâm ngâm rượu uống hàng ngày
+ Huyền sâm - trị loa lịch lâu năm: Huyền sâm sống, gĩa nát, đắp, 2 ngày thay một lần
+ Huyền sâm - trị gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt: Huyền sâm tán bột, lấy nước cơm nấu gan Heo chấm ăn hàng ngày
+ Huyền sâm - trị họng sưng, phát ban: Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, mỗi thứ 20g, sắc với 3 chén nước còn 1 chén rưỡi, uống nóng.
+ Huyền sâm - trị họng sưng, họng nghẹn: Huyền sâm, Thử niêm tử, nửa sao, nửa để sống, mỗi thứ 40g, tán bột uống.
+ Huyền sâm - trị trong mũi lở: Dùng bột Huyền sâm bôi vào hoặc lấy nước tẩm với thuốc cho mềm, nhét vào mũi.
+ Huyền sâm - trị nhiệt tích ở tam tiêu: Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi thứ 40g, tán bột, Luyện mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30-40 viên với nước, trẻ con viên lớn bằng hạt gạo.
+ Huyền sâm - trị tiểu trường sán khí (thoái vị): Hắc sâm, tướt nhỏ, sao, tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g với rượu lúc bụng đói, mồ hôi ra là đạt hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng huyền sâm
+ Huyền sâm - trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau: Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g, Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống.
+ Huyền sâm - trị sốt cao, mất nước, táo bón: Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Sinh địa 12g. Sắc uống.
+ Huyền sâm - phòng chứng đậu: Huyền sâm 200g, Dùng chầy gỗ, gĩa nhỏ, phơi khô, tán bột. Thỏ ty tử 400g, rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ trộn với đường làm hoàn. Ngày uống 6 - 8g với nước đường.
+ Huyền sâm - trị họng sưng đau sau khi đậu mọc: Bạch thược 4g, Bồ hoàng 2g, Cam thảo 2g, Chi tử 2g, Đơn bì 2g, Huyền sâm 2g, Sinh địa 2g, Thăng ma 2g, Sắc uống.
+ Huyền sâm - trị lao: Huyền sâm 480g, Cam tùng 180g, tán bột. Luyện với 480g mật ong, trộn đều, bỏ vào hũ, bịt kín, chôn dưới đất 10 ngày xong lấy ra. Lại dùng tro luyện với mật, cho vào cả trong bình, đậy lại, ủ kín thêm 5 ngày nữa, lấy ra đốt cháy, cho người bệnh ngửi.
+ Huyền sâm - trị động mạch viêm tắc: Huyền sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cam thảo
+ Huyền sâm - sáng mắt: Huyền sâm cùng với Địa hoàng, Cam cúc hoa, Bạch tật lê, Câu kỷ tử, Sài hồ
+ Huyền sâm - trị loa lịch: Huyền sâm cùng với Bối mẫu, Liên kiều, Cam thảo, Qua lâu căn, Bạc hà, Hạ khô thảo
+ huyền sâm - trị thương hàn dương độc, sau khi sốt ra mồ hôi, độc uất kết không tan ra, ngột dưới tim, buồn bực không ngủ, tâm thần điên đảo muốn chết: Huyền sâm, Tri mẫu, Mạch môn đông các vị bằng nhau sắc uống.
+ Huyền sâm - trị họng sưng, thanh quản viêm: Huyền sâm: Ngưu bàng tử, mỗi thứ 20g. Sắc uống.
+ Huyền sâm - trị bạch hầu: Huyền sâm 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 12g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 8g, Đơn bì 12g, Bạch thược 16g, Bạc hà 2g, sắc uống.
+ Huyền sâm - trị sốt cao tổn thương âm dịch, nóng nảy bứt rứt, khát, cũng có thể dùng trong chứng bại huyết, tinh hồng nhiệt, viêm quầng phát tán, phát sởi, hoặc nóng nảy trong ngực, hôn mê: Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Trúc diệp tâm 12g, Đan sâm 16g, Mạch môn đông 12g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g. Sắc uống.
+ Huyền sâm - trị cơ thể suy nhước ăn ít do lao phổi, ho sốt: Huyền sâm 20g, Sơn dược 40g, Bạch truật 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kê nội kim 8g. Sắc uống.
+ Huyền sâm - trị phát ban, họng sưng Huyền sâm 16g, Thăng ma 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống.
+ Huyền sâm - trị lao hạch lâm ba (chưa vỡ mủ), hạch lâm ba viêm: Huyền sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Bối mẫu 8g, Liên kiều 16g, Hạ khô thảo 12g, sắc uống.
+ Huyền sâm - trị da tay tróc: Huyền sâm 30g, Sinh địa 30g. ngâm uống như uống nước trà, có kết quả tốt.
- Tham khảo:
+ Huyền sâm chủ về các bệnh sản nhũ với sản hậu thoát huyết, thì âm suy mà hỏa vô sở chế, chữa bằng hàn lương, đã e rằng tổn thương bên trong, mà cộng thêm bổ mạnh, lại e không thu nhận được, chỉ có Nguyên sâm thanh (mát) mà hơi ghé bổ, vì vậy Huyền sâm là thuốc chính trong sản hậu.
+ Huyền sâm, Huyền (đen) là màu sắc thủy của thiên (trời), Sâm là nghĩa là tham gia. Rễ đặc, tất cả đều màu đen, vị đắng khí hàn, bẩm tinh của Thiếu âm hàn thủy, trên thông với Phế nên hơi có mùi tanh. Chủ trị hàn nhiệt tích tụ trong bụng. Trên giao với Phế thì thủy thiên nhất khí luân chuyển trên dưới, mà khối tích tụ hàn nhiệt trong bụng tự tan. Các bệnh ở vú, sản hậu ở phụ nữ, do sanh đẻ mà nội tạng hư yếu, bệnh về vú là trung tiêu bất túc. Tuy có bệnh tật ắt phải bổ thận hòa trung, Huyền sâm là tinh tư thận, trợ trấp (nước) của trung tiêu nên có thể chữa được. Hơn nữa, bổ Thận khí, làm cho người ra sáng mắt vậy. Là trung phẩm trong chữa bệnh thì không nên dùng lâu.
+ Huyền sâm thanh kim bổ thủy, phàm chứng nhọt lở nóng đau, ngực đầy, phiền khát, nước tiểu đỏ, tiểu khó, các chứng tiểu bí dùng Huyền sâm đều rất hay. Thanh phế nhiệt thì dùng với Trần bì, Hạnh nhân. Lợi tiểu thì dùng chung với Phục linh, Trạch tả, trong nhẹ phơi phới, là thuốc tốt nhất không làm hàn lạnh trúng khí.
+ Huyền sâm sắc đen, thuộc thủy có tính nhuận hạ, vốn vị mặn, đắng, khí hàn, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, giống như Địa hoàng công hiệu cũng là bổ thận, mà Huyền sâm chủ về âm khí, còn Địa hoàng tráng thủy để chế hỏa; Huyền sâm thì quản lĩnh các khí, tất cả hỏa phù du, hoặc viêm hoặc tụ, có khả năng làm cho thanh (mát) và tan đi. Công năng bổ thận của nó là bổ hiện tượng cơ thể lúc thận khí mới hình thành, không phải bổ hình chất tàng (chứa) trong tạng Thận. Phàm bệnh vốn từ nhiệt mà khí hóa, có thể dẫn đến phần chí âm của nó vào nơi phần khí, nên khí bởi nhiệt kết, bất kể thượng hạ, không chia hư thực, tùy chủ hay phụ, đều có thể dùng phép thanh. Phàm đúng là tà khí, trừ tà khí không thể trị cậy vào đấy, mà với khí âm của Huyền sâm, cùng khí hóa nơi tà khí. Hư là chiùnh khí hư, bổ chiùnh khí cũng không thể chỉ nhờ vậy mà với âm khí của Huyền sâm kiêm trợ khí nơi chiùnh khí vậy. Khả năng của Huyền sâm là như thế, người dùng nên liệu sở trường của nó mà sử dụng.
+ Huyền sâm mầu đen, vị mặn, cho nên hay chạy vào kinh Thận, người xưa thường dùng để trị chứng hỏa ở thượng tiêu, chính vì cho là thủy không thắng được hỏa, hỏa bốc lên. Làm mạnh thủy để chế bớt hư hỏa bốc lên nhưng vì tính của Huyền sâm vốn hàn, hoạt, tạm thời trị hỏa hữu dư thì dùng được. Còn muốn giữ vững căn bản tư bổ thận thủy thì phải trọng dụng Thục địa mà không cần dùng đến Huyền sâm.
+ Địa hoàng và Huyền sâm đều có tác dụng bổ thận nhưng Địa hoàng vị ngọt còn Huyền sâm vị đắng. Huyền sâm thiên về trừ hỏa bốc lên thượng tiêu, làm cho hỏa tạm thời ổn định, Địa hoàng thiên về tư bổ thận.
-
Những tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ củ ấu
Tuy củ ấu là vị thuốc tốt và thực phẩm ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực, bụng, không được dùng.
-
Tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh từ cây dâu tằm
Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, can thận yếu dẫn tới đau lưng mỏi gối: Tầm gửi cây dâu, phối hợp với cẩu tích, ngưu tất, sắc nước uống.
-
Những lợi ích đối với sức khỏe và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chè (trà)
Theo nghiên cứu, trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin),...
-
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây huyết dụ
Cây huyết dụ cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm,...
-
Tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của cây huyền sâm
Loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt...