Cây lá nồm - Vừa làm rau vừa làm thuốc chữa bệnh ít người biết

Ở Miền Bắc thường gọi tên là cây lá nồm, còn Miền Nam gọi là cây lá giang. Cây lá nồm được người dân sử dụng khá nhiều trong thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên ít người biết về công dụng chữa bệnh của loài cây này. Trong dân gian nhiều thầy thuốc đã sử dụng chữa nhiều loại bệnh rất hiệu quả. Để giúp bạn đọc có nhiều thông tin về cây lá nồm, Cầm nang cây trồng xin chia sẻ bài viết về cây lá nồm như sau:

Cây lá nồm - Trồng chơi nhưng thu lợi nhuận khủng.

1. Những thông tin cơ bản về cây lá nồm cần biết

- Cây lá nồm có tên khoa học là Aganonerion polymorphum, thuộc họ dừa cạn (Họ thiên lý). Cây có nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng như cây lá giang, dây dang, lá chua, ..

- Loài cây này phân bố ở nhiều nước như Lào, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây lá nồm mọc rải rác ở các tỉnh miền Tây Bắc, miền Trung, Tây nguyên và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

- Là loại cây dây leo có chiều dài thân từ 1 – 4,5 m, thân nhẵn, có nhựa trắng. Rễ có khả năng phát triển mạnh, phát triển sâu trên đất ẩm. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan, đầu nhọn, mặt trên lá sáng bóng hơn mặt dưới, kích thước dài từ 3 – 8 cm rộng từ 2 – 5 cm, có vị chua dịu.

Tác dụng tuyệt vời từ cây lá nồm.

- Khả năng sinh trưởng phát triển của cây lá nồm rất mạnh. Cây phát triển thích hợp nhất ở vùng có khí hậu mát mẻ. Đặc tính tiểu khí hậu của từng vùng trồng khác nhau sẽ tạo thành vị chua của lá nồm khác nhau. Như cây lá nồm ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc tạo thành món ăn đặc trưng của vùng miền núi. Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, có khả năng chịu khô hạn, nhưng ít chịu úng. Thời tiết mát mẻ cây phát triển mạnh tạo nhiều nhánh phân cành mạnh cho năng suất lá cao.

- Toàn bộ cây lá nồm đều có thể thu hái và sử dụng. Đối với lá là được sử dụng nhiều nhất, làm rau tạo các món ăn độc đáo. Còn thân rễ thường sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Món ăn từ lá nồm - Đặc sản vùng sức lạng.

2. Cách trồng và chăm sóc cây lá nồm đơn giản tại nhà

2.1 Thời vu trồng cây lá nồm

- Mùa trồng cây lá nồm thường lựa chọn vào thời điểm mát mẻ trong năm. Đối với vùng có khí hậu mát mẻ có thể trồng quanh năm như Sapa, Mộc Châu, Sơn la, …

- Các tỉnh miền Bắc chủ yếu trồng vào tháng 2 – 4 hoặc tháng 9 – 10 dương lịch.

- Miền Trung trồng từ tháng 1 - 4 dương lịch.

- Đồng Đằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên trồng trước mùa mưa từ tháng 6 – 8 dương lịch.

Xem thêm: Dịch rong biển - Phân bón hữu cơ thần kỳ cho cây giúp cây trồng cải thiện sức khỏe.

2.2 Đất trồng cây lá nồm như thế nào là thích hợp

- Là loại cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Đối với đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp thì cây sinh trưởng phát triển mạnh cho năng suất cao hơn các loại chất đất khác.

- Cây lá nồm có thể trồng ở nhiều nơi, vị trí khác nhau tận dụng quỹ đất vườn. Có thể trồng trong chậu, góc vườn, …

- Đối với đất trồng cây trong chậu có thể lấy đất thịt phối trộn với phân hữu cơ hoặc sử dụng các loại giá thể trồng hoa có bán sẵn trên thị trường để trồng.

- Trồng trực tiếp xuống đất cần tiến hành đào hố với kích thước sâu 40 – 60 cm, rộng 20 – 30 cm. Tiến hành bón vôi và phân hữu cơ xuống hố trước. Việc đào hố bón lót được tiến hành trước 15 – 20 ngày là tốt nhất. Khi trồng lưu ý đảo lớp đất mặt xuống hố trước và lớp đất đáy hố lên lớp đất mặt trồng cây.

Kỹ thuật chăm sóc cây lá nồm đơn giản tại nhà.

2.3 Giống cây lá nồm đúng tiêu chuẩn?

- Nhân giống cây lá nồm khá dễ. Chủ yếu sử dụng khoanh dây của cây mẹ để ươm.

- Chọn cây mẹ có khả năng sinh trưởng mạnh, không sâu bệnh hại. Các cành bánh tẻ, sải nắng được chọn cắt dây làm giống. Chiều dài hom nhân giống cần đảm bảo có từ 3 – 5 mắt lá.

- Sau khi cắt hom xong cần xử lý qua dung dịch kích dễ như NAA, T-ROOT 01, IBA, … rồi giâm cành xuống cốc (khay) ươm giống đã chuẩn bị trước

- Sau ươm khoảng 10 – 15 ngày cành ươm mọc rễ. Tiếp tục chăm sóc sau 30 – 45 ngày rễ cành ươm, thân lá phát triển mạnh thì có thể tiến hành trồng thương phẩm.

Bật bí cách nhân giống cây lá nồm đúng tiêu chuẩn.

2.4 Cách trồng và chăm sóc cây lá nồm thương phẩm

- Tiến hành trồng cây lá nồm giống theo đúng vị trí đã định trước. Lưu ý trước khi trồng cần nhẹ nhàng xé túi nilong bầu đất rồi đặt cây chính giữa hố. Tiến hành lấp hố, ấn nhẹ để nén chặt cây đứng thẳng. Trồng xong có thể phủ rơm rạ quanh gốc cây rồi tưới đẫm để tạo điều kiện cho cây nhanh bén rễ hồi xanh.

Chia sẻ nhỏ cách trồng cây lá nồm vừa làm thuốc vừa làm rau.

* Kỹ thuật chăm sóc cây lá nồm

- Chế độ tưới nước: Trong suốt quá trình trồng cần duy trì độ ẩm đất từ 65 – 70%. Đối với ngày nắng tưới 1 – 2 lần/ ngày, tưới tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trời mưa có thể không cần tưới.

- Chế độ phân bón: Cây lá nồm là cây thu hoạch chủ yếu từ thân lá vì vậy cần tăng tường tưới thúc phân bón cho cây phát triển mạnh. Sau trồng từ 5 – 7 ngày tiến hành tưới nhử phân cho cây với lượng từ 10 gram/ 2 lít nước/ lần tưới bằng phân ure. Sau lần một có thể sử dụng phân NPK hòa để tưới hoặc bón trực tiếp, liều lượng theo nhà sản xuất khuyến cáo.

- Thường xuyên kết hợp bón phân, làm cỏ, xới xáo cỏ dại để hạn chế sâu bệnh hại và cạnh tranh dinh dưỡng.

Món ăn từ cây lá nồm đặc sản vùng cao.

2.5 Thu hái cây lá nồm

- Tùy vào mục đích để tiến hành thu hái Sau trồng từ 50 – 60 ngày có thể tiến hành thu hái lá, thân lần đầu tiên. Các lần sau tùy vào quá trình chăm sóc và sự phát triển của cây. Thông thường từ 30 – 35 ngày thu hái một lần. Sau khi thu hái cần bón phân, vun gốc , làm cỏ, xới xáo đất để cây sinh trưởng phát triển cho năng suất ca.

Xem thêm: Cytokinin DA-6 Tăng hiệu suất sử dụng phân bón, cải tạo sức chống chịu của cây trồng.

3. Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây lá nồm chữa bệnh

- Cây lá nồm đóng vai trò không nhỏ trong việc chữa bệnh nâng cao sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc từ cây lá nồm

- Chữa bệnh đường tiết niệu: 100 gram thân lá sắc uống thay nước hằng ngày. Dùng liên tục từ 30 – 40 ngày sẽ có tác dụng rất tốt.

- Chữa bệnh đường tiêu hóa: 30 – 50 gram thân lá, sắc uống hằng ngày.

- Bệnh xương khớp: 2 – 40 gram thân lá, sắc uống thay nước.

Canh thịt lá nồm vừa bổ dưỡng vừa làm thuốc chữa bệnh.

- Bệnh ngoài da: Giã thân lá nát đắp trưc tiếp lên vùng bị bệnh từ 5- 7 ngày.

- Bệnh viêm bàng quang: Dùng lá nồm chế cùng thức ăn hằng ngày có thể phòng chống bệnh viêm bàng quang.

- Trong dân gian dùng lá nồm nấu canh ăn thường ngày có tác dụng chữa bệnh rất tốt như làm giảm khả năng dị ứng đối với người dễ bị dị ứng với thức ăn. Dùng lá nồm nấu nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, …

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status