Kỹ thuật khoanh vỏ, kích thích phân hóa mầm hoa giúp cây vải nhiều quả

Cây trồng liên quan: Cây vải

1. Điều kiện sinh thái của cây vải, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất vải

- Vải là cây trồng phù hợp phát triển ở vùng có khí hậu nóng nhiệt đới và cận nhiệt đới, không có sương giá, có mùa đông rét nhẹ, mù hè nóng bức nhiều mưa và độ ẩm cao.

- Cây vải phát triển trên các loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ.

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quả vải như: nhiệt độ,

+ Nhiệt độ: có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đực cái của hoa. Nhiệt độ càng cao thì quả sinh trưởng phát triển càng nhanh. Ngược lại nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả càng chậm.

+ Lượng mưa: Cây vải phù hợp ở các vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.250 - 1.700mm.

+ Độ ẩm không khí: 75 - 85%.

- Trong những tháng mưa nhiều bộ lá cây vải vẫn phát triển xanh tốt. Vải là cây chịu được hạn nhưng kém chịu úng. Do đó cần chú ý đến yếu tố này để luôn giữ vườn cây thoát nước tốt trong mùa mưa.

- Tháng 11 - 12 cây vải cần có thời tiết khô và lạnh đẻ phân hóa mầm hoa. Hiện nay bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng nhờ mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng những giống vải chín sớm và nắm bắt được đặc tính của cây vải nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Theo các nhà vườn trồng vải ở Đắk Lắk để trồng thành công cây vải người trồng vải phải nắm rõ đặc tính của cây vải để có biện pháp chăm sóc điều chỉnh sao cho phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên.

2. Hướng dẫn kỹ thuật khoanh vỏ tạo pha nghỉ, kích thích phân hóa mầm hoa cho cây vải

- Khi đã nắm rõ được đặc tính sinh trưởng phát triển của cây vải bà con sẽ có biện pháp điều chỉnh cây vải ra hoa, nở hoa đồng loạt. Khoanh vỏ là một trong những biện pháp giúp cây vải có thời gian nghỉ nhất định, ngừng vận chuyển chất dinh dưỡng, sản phẩm quang hợp từ ngọn xuống phía dưới gốc làm tăng số cành, tạo thuận lợi cho quá trình hình thành mầm hoa, giảm hoạt động của bộ rễ, giảm hấp thu nước, kích thích việc phân hóa mầm hoa.

- Quy trình khoanh vỏ có hai cách: Khoanh tròn khép kín và khoanh xoắn ốc

+ Khoanh tròn khép kín: khoanh tròn khép kín một đường với những cành từ 6 - 15cm có thể khoanh được. Vết rộng của khoanh từ 3 - 5mm

+ Khoanh xoắn ốc: là các khoanh nói tiếp nhau giống hình con ố. Khoanh thứ nhất và khoanh thứ 2 cách nhau 6 - 7cm tùy theo cành to hay cành bé. Cũng như khoanh tròn khép kín mức độ vết khoanh từ 3 - 5mm.

Hướng dẫn khoanh vỏ cây vải, kích thích vải ra hoa

Kỹ thuật khoanh vỏ cây vải dạng xoắn ốc, khoanh thứ nhất cách khoanh thứ 2 6-7cm.

- Thời kỳ khoanh: Bắt đầu từ ngày 10 - 15 tháng 9 dương lịch  khi lá lộc đã già thì bắt đầu khoanh để tạo pha nghỉ cho cây. Mục đích của việc khoanh vỏ là để cho cây ra hoa đồng loạt và tích lũy được dinh dưỡng trên tán lá thì khi ra hoa đều và đem lại năng suất cao.

+ Pha nghỉ trong khoảng 3 tháng, thông thường là sau khi kết thúc đợt lạnh dịp noel tức là khoảng 20/12 dương lịch, lúc này cây đã trải qua đợt lạnh mới tiến hành bón phân vào gốc, sử dụng chế phẩm bón qua lá và tưới nước đầy đủ để kích thích cây.

* Lưu ý:

- Trong một chùm hoa vải, hoa đực và hoa cái không nở cùng một lúc nên cần trồng thêm các loại giống khác nhau để tăng khả năng thụ phấn, đậu trái của cây.

3. Hướng dẫn bón phân cho cây vải đạt năng suất cao

- Chủ động bón sớm ngay khi thu quả

- Bón phân khi đất được tưới ẩm 70 - 80%

- Lượng bón cho một cây gồm:

+ Phân chuồng: 30 - 50kg

+ Phân lân: 1 - 3kg

+ Urê: 0,2 - 1kg

+ Kali clorua: 0,1 - 0,6kg

- Bón sâu 10cm quanh mép tán cây

- Kết hợp với tỉa cành lá, cành võng, cành bị sâu, bệnh hại

- Với các ngyên tố vi lượng như: Bo, kẽm, sắt, Molipden… có thể phun lên lá nhằm cung cấp kịp thời và nhanh nhất chất dinh dưỡng cho cây.

- Tỉa cành bón phân đạm cao và tưới nước đầy đủ để kích thích ra dọt mới ngay sau khi thu hoạch.

- Giai đoạn 1 - 2 tháng trước khi ra hoa ngừng bón phân đạm, giảm độ ẩm đất để chồi trưởng thành và đi vào thời kỳ nghỉ

- Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón nhiều lân và kali theo tỉ lệ: 3 lân + 1 đạm + 1 kali.

- Sau khi ra hoa nên bón phân đạm và lân cao

- Một tháng trước khi thu hoạch nên bón phân kali cao.

4. Tác dụng của việc khoanh vỏ cây vải

- Tóm lại khoanh vỏ cho cây vải là một trong những kỹ thuật quan trọng nhằm ngăn cản sự lưu chuyển dinh dưỡng và nước giúp cây vải tạo ngừng sinh trưởng để phân hóa mầm hoa.

- Cây vải có độ tuổi khác nhau thời gian và kỹ thuật khoanh vỏ cũng khác nhau.

- Cây vải dưới 6 năm tuổi, thời gian khoanh vỏ từ 30/10 - 20/11 (đối với giống vải chín sớm)

- Cây vải trên 6 năm tuổi, thời gian khoanh vỏ từ 20/10 - 10/11 (đối với giống vải chín sớm)

- Dùng cưa sắt có lưỡi dày 1 - 1,5mm khoanh đường tròn quanh thân, cành theo đường tròn khép kín hoặc theo vòng tròn xoáy trôn ốc.

- Độ sâu vết khoanh vừa hết phần vỏ, bắt đầu chạm gỗ.

- Không cưa sâu vào gỗ ảnh hưởng sinh trưởng và có nguy cơ chết cành.

- Khi khoanh giữ cưa luôn vuông góc với thân cành.

- Không làm lật hay dập nát ở miệng khoanh, vét sạch vết khoanh, cắt đứt phần vỏ bị sót chưa khoanh hết.

- Cây dưới 6 năm tuổi thân còn nhỏ, tán chư phát triển rộng, vậy chỉ nên khoanh trên cành cấp hai hoặc cấp ba.

- Không khoanh trên cây sinh trưởng kém, những cây và mới ra lộc hoàn chỉnh.

- Vải là cây trồng có những yêu cầu khắc khe về nguồn nước ở từng thời điểm cũng như sự chênh lệch về nhiệt độ. Yêu cầu độ lạnh 20oC mới đảm bảo cây vải ra hoa.

Nguồn: Bạn Của Nhà Nông - Truyền hình Đắk Lắk
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status