Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm: Làm cỏ và diệt cỏ trong vườn chôm chôm
1. Tác hại của cỏ dại
Cỏ dại có khả năng lưu tồn rất cao, tồn tại trong điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, sinh vật khắc nghiệt. Sự tồn lưu của cỏ dại mạnh mẽ do: Sản xuất nhiều hạt, tỉ lệ nảy mầm từ 10 - 80 %. Có thể tạo hạt tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường như hạn, côn trùng gây hại; Sinh sản vô tính: Thân ngầm, củ của cỏ đa niên có thể tồn tại hàng năm khi nằm sâu tới 1m dưới đất; Sự phát tán: là phương tiện quan trọng cho sự tồn tại của cỏ, sự phát tán của hạt cỏ trong hệ sinh thái khác nhau, mỗi loài chọn một cách để tồn tại. Chính vì vậy, cỏ dại có những tác hại như sau:
- Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất nông sản giảm.
- Là ký chủ của sâu bệnh: các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.
- Làm tăng chi phí sản xuất như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hóa chất...
Vì vậy, việc phòng và trừ cỏ dại trong vườn cây chôm chôm là rất quan trọng, việc làm này không chỉ tạo nên vẻ mỹ quan trong vườn mà còn giúp cây có thể sinh trưởng phát triển tốt, góp phần nâng cao năng suất cho cây.
2. Xác định loại cỏ dại trong vườn chôm chôm
Chủ yếu là các loại cỏ tranh, cỏ cú, cỏ ống, cỏ lá rộng và các loại cỏ khác trong vườn cây... các loại cỏ này mọc cao ở trong vườn, nhiều, rậm rạp.
Cỏ dại trong vườn chôm chôm
Cỏ tranh
Cỏ cú
Cỏ lá gừng trong vườn chôm chôm
3. Xác định thời điểm và phương pháp làm cỏ
Làm cỏ: không nên làm sạch cỏ trong vườn, nếu các loại cỏ này cạnh tranh không đáng kể về dinh dưỡng và ánh sáng. Mặt khác, cỏ có thể cung cấp cho vườn các thuận lợi như sau: Che phủ đất trong mùa nắng, làm giảm bốc thoát hơi nước. Chống xói mòn trong mùa mưa. Tái tạo chất hữu cơ cho đất sau khi ra hoa kết trái. Cung cấp phấn và mật hoa là nguồn thức ăn cho các loài thiên địch có lợi cho vườn .
Do đó, cần duy trì và tạo điều kiện phát triển cho các loại cỏ lá rộng, thân mềm, lá nhiều, có chu kỳ sinh trưởng ngắn như cải trời, cỏ cứt heo, rau trai…. phát triển. Nhổ bỏ dần các loại cỏ lá hẹp có tính lưu niên, cắt bớt bằng liềm hái khi cỏ quá cao hoặc quá dày vào thời điểm bón phân.
4. Phòng cỏ dại trong vườn chôm chôm
4.1. Trồng xen
Giai đoạn 3 - 5 năm đầu, có thể trồng xen các loại hoa màu ngắn ngày hay cây phân xanh trên vùng đất nghèo chất hữu cơ hoặc trồng các cây ăn quả như chanh, chuối, đu đủ, ổi… để tăng thu nhập đồng thời che phủ đất để giảm cỏ dại, chôm chôm cũng có thể phát triển tốt trong các vườn dừa hoặc trồng xen cacao, cà phê trong vườn chôm chôm.
Trồng xen cỏ sả trong vườn
4.2. Che phủ
Hiện nay, ngoài việc trồng xen trong vườn chôm chôm, một phương pháp trồng cũng được chú ý trong canh tác cây chôm chôm đó là trồng cây che phủ trong vườn. Mụch đích chính của phương pháp này là: hạn chế cỏ dại trong vườn, tăng cường khả năng giữ ẩm cho đất, tăng khả năng cố định chất dinh dưỡng cho đất, tạo vẻ mỹ quan cho vườn trồng... Cây trồng được trồng để che phủ là các cây họ đậu (cây hoàng lạc),
Trồng cây hoàng lạc che phủ đất
5. Trừ cỏ dại trong vườn chôm chôm
5.1. Trừ cỏ dại bằng phương pháp thủ công
Thời kỳ đầu do bộ tán cây còn nhỏ nên các loại cỏ dại có điều kiện sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, làm cỏ cần phải tiến hành thường xuyên và là công việc tốn khá nhiều công sức. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau. Nếu vườn chỉ có các loại cỏ lá rộng thân thẳng phát triển, việc diệt trừ cỏ sẽ đơn giản và đỡ tốn công hơn nhiều. Cách diệt cỏ loại này đơn giản nhất là dùng dao phát cán dài, phía mũi dao cong lại như mũi liềm. Khi cỏ cao khoảng 20cm thì dùng cuốc, dùng dao phát ngang sát mặt đất để cắt đứt thân cây cỏ. Phần thân bị cắt đứt được thu gom lại, phơi khô sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.
Làm đất kỹ giúp thuận lợi cho việc dọn cỏ, tạo thuận lợi cho cây trồng nhanh chóng cạnh tranh với cây cỏ. Trước khi gieo trồng, việc làm đất kỹ có thể dễ phơi khô chết mầm cỏ. Làm đất còn tạo điều kiện trồng xen trên vườn đồi các cây trồng ngắn ngày, nâng cao hiệu quả kinh tế cho vườn trồng.
5.2. Trừ cỏ dại bằng phương pháp cơ giới
Với những vườn rộng lớn để trừ cỏ thì có thể sử dụng máy cắt cỏ để hạn chế sự phát triển của cỏ dại
Làm cỏ bằng máy cắt cỏ
5.3. Trừ cỏ dại bằng thuốc hóa học
Đối với những vườn trồng với diện tích lớn, vườn mới khai hoang, nếu trừ cỏ bằng biện pháp thủ công hay cơ giới là không hiệu quả, vì vậy có thể sử dụng thuốc diệt cỏ để trừ cỏ dại.
Để khống chế cỏ dại trong vườn, biện pháp sử dụng thuốc hóa học là phù hợp với nền canh tác hiện đại, song biện pháp này phải được kết hợp hài hòa với các biện pháp khác để có hiệu quả cao và lâu bền. Các loại thuốc trừ cỏ hiện có hai loại thuốc cỏ chính dựa theo thời điểm xử lý: Thuốc tiền nảy mầm và thuốc hậu nảy mầm
Nội dung của việc sử dụng thuốc trừ cỏ hợp lý (để khắc phục các nhược điểm có thể xảy ra do lạm dụng thuốc hóa học trừ cỏ dại). Sử dụng thuốc trừ cỏ phổ rộng và có tính chọn lọc cao nhằm hạn chế dùng nhiều lần thuốc trừ cỏ trong vụ, an toàn cho cây trồng và giảm chi phí sản xuất như các thuốc Roundup.
Thay đổi thường xuyên các loại thuốc trừ cỏ có phổ tác động không giống nhau để hạn chế việc các loài cỏ dại nguy hiểm từ thứ yếu chuyển thành chủ yếu và khó phòng trừ, hạn chế tính chống thuốc của cỏ dại. Chẳng hạn, nông dân luân chuyển các thuốc sau để trừ cỏ trong vườn. Phải duy trì các điều kiện sinh thái để thuốc trừ cỏ phát huy cao hiệu quả trừ cỏ như hầu hết các thuốc tiền nảy mầm (như Nabu, Ronstar, Dual,...) và nhiều thuốc hậu nảy mầm lưu dẫn (như Roundup, Sunrice 15 WDG...) cần đất có độ ẩm tốt mới có hiệu quả cao.
Thời điểm phun trừ cỏ dại trên vườn đồi là rất quan trọng để thuốc có hiệu quả cao nhất đến cỏ song an toàn nhất đến cây trồng. Chẳng hạn, thuốc Roundup dùng chỉ có hiệu quả cao khi cây cỏ đang xanh non, phát triển tốt. Nếu xử lý khi cỏ già, ra hoa thì hiệu quả thuốc thấp đối với nhiều loại cỏ. Cần kết hợp chặt chẽ biện pháp hóa học với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả của thuốc trừ cỏ: làm đất kỹ, duy trì độ ẩm hợp lý, trồng cây che phủ để khống chế cỏ dại và phát huy hiệu quả của thuốc.
- Hiệu lực rất cao trừ nhiều loại cỏ lá hẹp và lá rộng, đặc biệt các loại cỏ thân ngầm khó trị như : cỏ tranh, cỏ cú, cỏ chỉ…
- Liều lường sử dụng: Cỏ tạp : 3 L/ha. Pha 40 ml/bình 8 lít nước. Cỏ khó trị (cỏ tranh, cỏ cú, cỏ gấu, cỏ ống…): 6L/ha. Pha 80 ml/bình 8 lít.
- Có thể pha chung với thuốc trừ cỏ O.K 683SL (20-25 ml/bình 8 lít nước) hoặc ALLY 20 DF (2-2,5 g/bình 8 lít nước) để tăng hiệu quả trừ cỏ lá rộng
- Thuốc trừ cỏ không chọn lọc hậu nẩy mầm chuyên trừ cỏ hằng niên và cỏ đa niên cho vườn cây ăn trái
- Thuốc trừ cỏ Glyphosan trừ cỏ tranh, cỏ khó trừ khác: liều lượng: Cỏ tranh (dùng 4 lít/ha, pha 80 ml/bình 8 lít; Cỏ hằng niên (2-2,5 lit/ha, Pha 40 - 50 ml/bình 8 lit
- Phun 5 bình cho 1.000 m2 (công).
- VIFOSAT 480 DD có tác dụng trên một số cỏ hoà bản đa niên, hằng niên, cỏ lá rộng; cỏ có thân ngầm và rễ củ và hầu hết các loại cỏ thường gặp ở vườn cây ăn quả.
- Liều lượng: Tuỳ loại cỏ, thường dùng 2-3 lít thuốc pha 400 lít nước/ hả. Cỏ khó trị dùng 4 - 5 lít thuốc pha 400 lít nước/h.
-
Chăm sóc cây hồ tiêu, phần 4: Trồng dặm, buộc dây, làm cỏ
Trong bài viết này, bạn đọc sẽ: Hiểu được kỹ thuật trồng dặm, tác dụng của việc buộc dây cho vườn tiêu, kỹ thuật buộc dây cho vườn tiêu, các biện pháp phòng trừ cỏ dại...
-
Biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả
Phân loại cỏ dại, đặc điểm và khả năng gây hại, cách nhận biết các loại cỏ dại và biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa cây mầu, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây trồng khác...