Khô cành chè, loét cành chè

Cây trồng bị hại: Cây chè (trà)
Tên khoa học: Physalosphora neglecta Petch

Triệu chứng, tác hại của bệnh khô cành chè

Nương chè bị bệnh này, thời kỳ đầu lá chè mất đi độ bóng, lá hơi cụp xuống, dần dần chuyển sang màu xanh nhạt, mất nước nghiêm trọng và cuối cùng bộ lá chuyển sang màu nâu và khô nhưng vẫn lưu lại trên cây chè.

Trên cành xuất hiện những vết bệnh lõm xuống (nhiều nơi gọi là loét cành chè). Nhiều vết sẹo liền lại với nhau tạo nên một vết màu nâu đen, rất cứng làm tắc mạch dẫn, gặp hạn cành chè sẽ bị chết khô từ phía trên vết sẹo này.

Khi cành chè bị khô dùng dao con cắt thấy phần gỗ biến nâu - tức là bị bệnh khô cành. Những cành không bị hại vẫn sinh trưởng bình thường. Nếu toàn bộ số cành bị bệnh, cây chè sẽ chết.

Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh.

  • Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh khô cành chè do nấm Physalosphora neglecta Petch

  • Đặc điểm phát sinh, phát triển

Bệnh phát sinh chủ yếu ở vùng chè thấp dưới 500m.

Bệnh thường phát sinh vào mùa hạ, nhiệt độ cao, không khí khô, mùa đông bệnh giảm.

Cả cành non và cành già đều bị nhiễm bệ nh. Khi bị nhiễm bệnh, cành non phát bệnh nhanh (sau 3 ngày có thể phát bệnh), còn cành già phát bệnh chậm (từ 14 đến 30 ngày).

Phương pháp điều tra bệnh khô cành chè

Điều tra theo ph ương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm ngắt 10-20 búp quan sát bệnh, tính tỷ lệ búp bị bệnh (%).

Biện pháp phòng trừ bệnh khô (loét) cành chè

Khi thấy bệnh khô cành xuất hiện trên nương chè, dùng dao hoặc kéo cắt hết những cành bị bệnh từ phía dưới các vết loét.

Nếu nương chè bị nặng, tiến hành đốn toàn bộ diện tích (v ết đốn phía dưới các vết loét), thu dọn toàn bộ cành cắt hoặc đốn đem đốt không cho nguồn bệnh phát triển.

Mùa hè khi gặp khô hạn, ở nơi có điều kiện cần tưới nước cho nương chè Bón giảm lượng đạm, tăng lân vi sinh và kali cho chè.

Sau khi cắt hoặc đốn, dùng thuốc Benlat (của Mỹ hoặc Nhật) pha 0,2% và phun 500 lít cho một hecta.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng chè - Bộ NN&PT NT
DMCA.com Protection Status