Hướng dẫn cách nuôi trùn quế tại nhà đơn giản để trồng rau sạch hữu cơ

Hiện nay, việc trồng rau sạch hữu cơ được rất nhiều bà mẹ quan tâm và tìm cách trồng những loại rau sạch. Đồng thời cùng với những nhu cầu về rau sạch lượng phân bón cung cấp cho rau cũng cần phải đảm bảo. Chính vì vậy, rất nhiều người đã quan tâm đến việc sử dụng phân trùn quế để bón cho cây, nên đã tìm cách mua phân hoặc nuôi trùn quế làm phân và tận dụng nguồn rác thải có trong nhà để sử dụng làm thức ăn cho trùn. Hiểu về nhu cầu của người dân, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách nuôi trùn quế tại nhà để trồng rau sạch và bón phân cho cây trồng mang lại hiệu quả cao và an toàn.

Nuôi trùn quế làm phân bón cho cây trồng

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về phân trùn quế là gì? Có tác dụng gì đối với cây trồng?

1. Phân trùn quế là gì?

- Phân trùn quế hay còn gọi là phân trùn đỏ là chất thải thu hoạch được sau khi con trùn quế ăn các chất hữu cơ và thải ra các loại phân.

2. Đặc điểm của phân trùn quế

- Phân trùn quế là loại phân hữu cơ sạch 100%, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất, là loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại phân.

- Trong phân chứa các sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc. Đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, các loại vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose và các chất xúc tác sinh học.

Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

Xem thêm - Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

- Chất dinh dưỡng có thể hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay. Bởi phân có độ pH = 7.

3. Tác dụng của phân trùn quế đối với đất và cây trồng

- Phân trùn quế là loại phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng nói chung và cây rau nói riêng. Nó cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, các loại vi lượng thiết yếu cho cây trồng.

- Phân trùn quế còn có tác dụng giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng, hạn chế được sâu bệnh hại tấn công. Còn giúp loại bỏ được các độc tố, nấm và vi khuẩn gây hại có trong đất nhờ những chất mùnt.

- Trong phân có các con trùn giúp phân giải các chất hữu cơ và có khả năng cố định các kim loại nặng có trong chất thải hữu cơ giúp ngăn cây trồng hấp thu nhiều các chất phức hợp làm cây bị ngộ độc.

- Trong phân trùn quế có độ pH = 7 chính vì vậy nó giúp cây trồng hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời giúp cho đất cân bằng được độ pH vừa phải.

Trùn quế giúp đất trồng tơi xốp

Trùn quế giúp đất trồng tơi xốp

- Phân trùn quế còn giúp các sinh vật có ích trong đất phát triển khỏe mạnh nhanh chóng nhờ vào các acid humid và indol acetic acid có trong phân.

- Làm giả hàm lượng acid cacbon trong đất và gia tăng nồng độ ni-tơ trong trạng thái cây có thể hấp thu được.

- Điều đặc biệt là phân trùn quế giúp tăng khả năng giữ nước của đất, góp phần làm đất tơi xốp và giữ ẩm lâu hơn trong đất. Giúp cây lúc nào cũng trong tình trạng đủ ẩm để cung cấp cho cây trồng.

4. Cách nuôi trùn quế tại nhà đơn giản

4.1. Chuẩn bị dụng cụ để nuôi trùn quế

- Trùn giống

- Xô, chậu hoặc thùng xốp có thể nuôi trùn

- Khay hoặc chậu nhựa dùng để chứa dịch

4.2. Cách nuôi trùn quế

Phân trùn quế hiện nay được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng phân bón. Tuy nhiên, có thể tận dụng các loại rác thải hữu cơ sạch ở nhà để có thể nuôi phân trùn quế tận dụng giúp cây trồng khỏe mạnh hơn. Cách nuôi trùn quế rất đơn giản, theo các bước sau:

- Bước 1: Mua trùn quế giống tại các cửa hàng hoặc bắt trùn quế trong phân trùn đã mua để nuôi. Trong phân trùn khi mua về sử dụng sẽ có những con trùn còn sống bạn có thể tận dụng bắt những con trùn còn sống để nhân giống.

- Bước 2: Sử dụng xô hoặc chậu để nuôi giống, nếu nuôi nhiều bạn có thể sử dụng thùng xốp để nuôi trùn. Đổ một lớp phân trùn vào trong xô có lẫn cả trùn giống vào trong xô. Sử dụng một chậu trồng cây cỡ lớn đậy nắp lại, để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào chậu.

+ Nếu nuôi trùn trong thùng xốp bạn cần đục 1-2 lỗ thoát nước phía dưới thùng, đổ trùn vào trong thùng và dùng nắp đậy lại. Trên mặt nắp thùng nên có các lỗ thông để tránh trùn bị ngột khí. Sau đó đặt trùn nơi không có ánh sáng chiếu vào, do trùn quế ưa tối sợ ánh sáng.

Cho trùn quế vào trong xô nuôi

Cho trùn quế vào trong xô nuôi 

- Bước 3: Kê thùng đựng trùn quế lên trên cao không cho sát dưới đất. Đặt chậu hoặc khay dưới đáy xô hoặc thùng để hứng nước dịch trùn thải ra tưới cho cây.

- Bước 4: Cung cấp thức ăn cho trùn

+ Có thể tận dụng các loại rau củ quả thừa hoặc các chân rau để cho trùn ăn như các loại vỏ quả dưa hấu, thanh long, chuối, rau muống, cải,… rất thích hợp cho trùn ăn. Thái nhỏ hoặc say nhỏ cho mềm giúp trùn có thể sử dụng dễ dàng hơn.

+ Lưu ý: Các loại vỏ có chứa các tinh dầu như cam, quýt, bưởi, chanh không nên cho trùn ăn.

+ Cho trùn ăn với lượng thức ăn vừa phải, giúp trùn có thể cho hấp thu tốt. Nếu có nhiều rau củ hoặc vỏ trái cây thừa thì nên chứa trong thùng xốp rồi cho trùn ăn dần.

+ Ở một số vùng quê có thể tận dụng phân bò tươi để cho trùn ăn rất tốt. Tuy nhiên khi cho trùn ăn phân bò tươi nên cho nước sệt sệt mới cho trùn ăn được.

Nên đặt thức ăn sang nửa chậu cung cấp cho trùn quế ăn

Nên đặt thức ăn sang nửa chậu cung cấp cho trùn quế ăn

+ Thỉnh thoảng nên cho vào xô 1 ít bìa carton, loại không có mực in, bìa trắng hoặc màu nâu để bổ sung cacbon và cho trùn có nơi quấn vào nhau để sinh sản.

+ Thức ăn hằng ngày của trùn cần được chọn lọc những thức ăn sạch sẽ, không có chứa các hóa chất vì những gì trùn ăn sẽ thải ra ngoài và vào cây trồng.

+ Vài ngày lại rót từ từ 1 lít nước vào 1 góc chậu, nước sẽ tự động chảy xuống khoang chứa rồi ngấm lên, như vậy sẽ giữ ẩm môi trường sống của trùn. Khi đủ độ ẩm và có đủ thức ăn, trùn sẽ không đi đâu hết.

4.3. Lưu ý khi nuôi trùn quế

- Nên khoét lỗ thoát nước, nếu không khoét lỗ thoát nước thì phải đảm bảo khi cho trùn ăn không bị đọng nước.

- Nơi nuôi trùn cần thông thoáng và cần che mưa.

- Nơi nuôi trùn cũng cần che lại cho tối, hoặc nếu không che thì bạn phải lấy vải, bìa carton đậy lên bề mặt cho tối rồi mới đậy nắp thùng xốp hoặc xô.

- Nên đặt thức ăn vào 1 góc để cho trùn ăn, và 1 phần chậu cho trùn sinh sống.

5. Cách bón phân trùn quế cho cây trồng

- Khi trùn quế ăn các thức ăn và thải ra các dịch nước, bạn có thể sử dụng dịch nước này pha loãng với nước với tỉ lệ 1:10 tưới cho cây rau hoặc cây trồng rất tốt.

Sử dụng nước dịch trùn quế để tưới cho cây

Sử dụng nước dịch trùn quế để tưới cho cây

- Khi trùn sinh sản khỏe, đầy thùng thì tách 1 nửa quân số sang chậu khác nuôi, nhân giống lên để thêm số lượng xử lý rác.

- Khi muốn thu hoạch phân thì chỉ cần gõ gõ vào thành, có tiếng động và ánh sáng chiếu vào, trùn sẽ chui xuống dưới. Chỉ cần thu hoạch lớp phân trên mặt và thu phía không có thức ăn. Sau khi thu phân trùn xong, cho thức ăn vào nửa chậu vừa thu hoạch để trùn ăn tiếp, thời gian sau sẽ thu phân ở bên còn lại.

- Sử dụng phân trùn quế bón cho cây giống như các loại phân chuồng khác.

6. Những nguyên nhân khiến trùn bỏ đi

- Nguyên nhân 1: Nơi nuôi trùn bị dư nước, trùn bị ngột sẽ bỏ đi. Nếu bạn nuôi trùn bằng phân bò tươi thì không nên để phân quá lỏng.

- Nguyên nhân 2: Cho trùn ăn quá nhiều, trùn ăn không kịp lượng thức ăn bị dư thừa sẽ sinh nhiệt khiến trùn bị nóng và bỏ đi.

- Nguyên nhân 3: Trùn bị bỏ đói không có thức ăn để nuôi cũng sẽ khiến trùn bỏ đi kiếm thức ăn.

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status