Giải pháp giúp cây trồng hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng

Làm thế nào để bón phân qua lá mà không bị hao hụt? Làm thế nào để tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) lên cây trồng? Có thể sử dụng chất gì kết hợp với phân bón, thuốc BVTV để tăng khả năng hấp thụ của cây? Biện pháp khắc phục tình trạng phân bị quang phân? Sử dụng thuốc gì để cây có thể hấp thu được dinh dưỡng cây? Làm thế nào để cây hấp thu đối đa dinh dưỡng cách tốt nhất?... Rất nhiều những câu hỏi của bạn đọc gửi về cho Cẩm nang cây trồng liên quan đến việc “cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất”. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc về hoạt chất giúp cây trồng có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng, cũng như thuốc BVTV tốt nhất.

1. Tình trạng hấp thụ dinh dưỡng của cây

- Cây trồng thường hấp thu dinh dưỡng qua lá và qua bộ rễ để đưa các chất lên để nuôi cây. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và sự phát triển của cây mà ta có thể cung cấp dinh dưỡng cho từng bộ phận qua lá hoặc rễ cây.

* Cơ chế hấp thu các chất dinh dưỡng qua rễ

- Rễ là bộ phận chính hấp thu dinh dưỡng và nước để nuôi sống toàn bộ cây trồng. Rễ có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng và đưa lên phân hóa dinh dưỡng từng bộ phận thân, cành, lá. Các chất dinh dưỡng được rễ hấp thu dưới dạng ion và nhờ sự khuếch tán, thẩm thấu ở bề mặt rễ.

Quá trình hấp thu dinh dưỡng qua bộ rễ của cây

Quá trình hấp thu dinh dưỡng qua bộ rễ của cây

- Rễ cây hấp thu các dưỡng chất theo cơ chế chủ động, thụ động hoặc cơ chế hút khoáng sinh lý tùy thuộc vào các cách cung cấp dinh dưỡng của người trồng. Tuy nhiên, khi bón phân cung cấp cho bộ rễ người trồng không biết cách giúp cây hấp thu tốt một phần lớn dinh dưỡng sẽ bị thất thoát ra đất và một phần do điều kiện thời tiết khiến rễ cây không thể hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng cho cây.

* Cơ chế hấp thu các dưỡng chất qua lá

- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua bề mặt lá, khi các chất dinh dưỡng được sử dụng trực tiếp qua lá. Trên bề mặt lá có các lỗ khí khổng, khi dinh dưỡng được cung cấp hòa tan vào tế bào qua các lỗ khí khổng và hấp thu. Khí khổng là các lỗ cực nhỏ trên bề mặt của lá, giúp diễn ra quá trình quang hợp của cây, giúp cây thoát hơi nước làm ổn định nhiệt độ của cây.

- Một số các ion được thẩm thấu trực tiếp qua lớp biểu bì lá, con đường này phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của lá cây, tầng cutin,…

Quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng qua lá và rễ

Quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng qua lá và rễ

- Tất cả các dưỡng chất cung cáp qua lá được cất chữ ở không bào sau đó mới hấp thụ vào các tế bào và cung cấp cho cây.

- Quá trình hút các ion vào ban đêm thường hoạt động và diễn ra mạnh hơn, khi khí khổng mở. Những lá già hấp thu kém hơn các lá còn non, khi nồng độ dung dịch ngoài lá quá cao sự hấp thu dinh dưỡng của lá cũng bị hạn chế.

- Quá trình hấp thu, hút các dinh dưỡng phần lớn qua rễ là chính, các loại phân bón lá không thay thế được phân bón gốc.

 Vậy làm thế nào để cây có thể hấp thu được toàn bộ các chất dinh dưỡng qua rễ, lá mà không bị thất thoát? Để giúp cây có thể hấp thu được dinh dưỡng cũng như nâng cao được hoạt chất của thuốc BVTV bạn có thể sử dụng thêm một hoạt chất đó là “Chất hoạt động bề mặt” để giúp cây nhận được dinh dưỡng tốt nhất.

2. Chất hoạt động bề mặt là gì?

- Chất hoạt động bề mặt (HĐBM) là các chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng. Phân tử chất HĐBM gồm hai phần là đầu kỵ nước (Hydrophop) và đầu ưa nước (Hydrophyl) và tính chất hoạt động của chất HĐBM phụ thuộc vào 2 phần này

- Chất hoạt động bề mặt là nhóm hóa chất như tạo nhũ, chất thấm ướt, chất phân tán, chất tao bọt, chất trải. Dung dịch chất hoạt động bề mặt trong nước khác với nước sạch, giảm sức căng bề mặt, hỗ trợ sự thấm ướt và phân tán của hoạt chất.

3. Vai trò của chất hoạt động bề mặt đối với cây trồng

- Khi kết hợp chất hoạt động bề mặt với phân bón qua lá hoặc thuốc BVTV như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ có thể làm tăng khả độ lan trải và bám dính lên các bộ phận của cây. Làm tăng hiệu quả và sự hấp thụ của cây sẽ tốt hơn.

- Hạn chế hiện tượng rửa trôi trong điều kiện bất lợi, giúp kéo dài thời gian tác động dinh dưỡng và nông dược lên sâu bệnh hại, nâng cao hiệu lực của thuốc và phân bón cho cây.

- Hạn chế được sự thất thoát các chất dinh dưỡng khi cung cấp cho cây, đặc biệt là các loại phân bón qua lá, giảm khả năng bốc hơi do quá trình quang phân.

- Giảm hiện tượng thoát hơi nước vào mùa khô và hạn chế sương muối và tránh được hiện tượng cháy lá do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Chất hoạt động bề mặt (Tăng khả năng khuyến tán dung dịch trên bề mặt lá)

Xem thêm - Chất hoạt động bề mặt (Tăng khả năng khuyến tán dung dịch trên bề mặt lá)

- Kiểm soát được hiệu quả tuyến trùng và xua đuổi được các loại côn trùng gây hại

- Tăng sức khỏe, sức đề kháng chống lại được sự gây hại và tấn công của các loại nấm và bệnh gây hại cho cây trồng.

- Tăng sức chống chịu với các điều kiện bất lợi như: hạn hán, nhiễm mặn... 

- Đối với chất hoạt động bề mặt hoạt động trên cơ chế phá vỡ đi cấu trúc của nước, giúp khuếch tán nhanh chóng lượng hoạt chất trên bề mặt lá giúp cây trồng hấp thụ được nhanh hơn. Bởi vậy có thể kết hợp sử dụng được với các loại phân bón lá, thuốc trừ sâu (đặc biệt là loại nội hấp).

4. Hướng dẫn sử dụng chất hoạt động bề mặt lên cây trồng

- Nồng độ chất hoạt động bề mặt được khuyến cáo sử dụng: 2-4g/15L dung dịch phun. Đối với 100g có thể sử dụng được 360-800L nước.

- Đối tượng cây trồng sử dụng: Có thể áp dụng cho tất cả các loại cây trồng

- Cách sử dụng: Sau khi hòa dung dịch tiến hành phun đều lên tán lá cây.

Kết hợp chất hoạt động bề mặt với phân bón lá phun cho cây chè

Kết hợp chất hoạt động bề mặt với phân bón lá phun cho cây chè

- Thời gian sử dụng: Phun định kỳ 10-15 ngày/lần hoặc phun định kỳ theo khuyến cáo áp dụng của các loại thuốc.

- Có thể sử dụng với các loại như: Thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ nấm, phân bón lá, thuốc trừ cỏ...

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status