Đốm đen hoa hồng
1. Triệu chứng bệnh
Bệnh phổ biến nhất trên lá, thân cành, đài hoa, tràng hoa.
- Triệu chứng điển hình là các đốm đen hình tròn to, đường kính có khi tới 12mm.
- Có viền nâu đậm, mép đâm tia, ở giữa vết bệnh có màu nâu xám và nhiều chấm đen nhỏ li ti là những ổ bào tử của nấm gây bệnh. Lá bệnh úa vàng, rụng hàng loạt.
2. Nguyên nhân gây bệnh
- Nấm Marssonina rosae (Lib.) thuộc họ Dermateaceae, bộ Helotiales, lớp Ascomycetes.
- Nấm gây bệnh có sợi nấm đa bào, khi già có màu nâu sinh ra các vòi hút nằm trong tế bào cây để ký sinh.
- Ổ bào tử nằm trên bề mặt mô bệnh trông giống như những chấm đen nhỏ.
- Bào tử hình bầu dục, 2 tế bào, không màu, kích thước 18 – 25 x 5 – 6 micromet
- Nấm có thể sinh trưởng ở phạm vi nhiệt độ 15 – 27 độ. Bào tử nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi nhất ở nhiệt độ 18 – 20 độ C, không nảy mầm ở nhiệt độ cao 33 độ. Bào tử nấm truyền lan nhờ gió, nước mưa hoặc bám dính trên côn trùng để truyền đi xa, xâm nhiễm dễ dàng qua vết thương cơ giới.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ ấm áp 15 – 17 độ, ẩm độ cao 85%, lá ẩm ướt có vết sây sát nhẹ.
- Bệnh phát triển mạnh trên những vườn trồng trũng thấp, ứ đọng nước, nhiều cỏ dại ẩm ướt, kém thông thoáng hoặc ruộng trồng không tỉa cành lá, tưới nước ngập rãnh,...
- Bệnh phá hại nặng trên các giống hoa hồng đế sen Đà Lạt, Thái Lan, hoa hồng đỏ Pháp, và 1 số giống khác.
- Bệnh hại quanh năm nhưng phát triển gây hại mạnh nhất từ tháng 9 đến tháng 12. Cây già 3 năm tuổi bệnh nặng hơn cây 1 – 2 tuổi.
4. Biện pháp phòng trừ
- Chọn lọc trồng một số giống hồng có tính chống chịu bệnh.
- Vệ sinh và chăm sóc tốt vườn trồng: kịp thời tỉa cành, không để cành quá dài, ngắt lá bệnh và dọn sạch để tiêu hủy, tạo cho vườn cây thông thoáng.
- Diệt trừ cỏ dại, khơi rảnh, thoát nước tốt, tránh để đọng nước sau mưa.
- Hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường bón phân hữu cơ, phân lân và kali.
- Khi bệnh đã phát sinh có thể phun phòng trừ bệnh bằng 1 trong các loại thuốc sau: Score 250ND nồng độ 0,1% hoặc Manage 5WP nồng độ 0,05%; Anvil 5 SC (30 – 50 g ai/ha). Cũng có thể sử dụng Zineb, Daconil, Topsin M nhưng hiệu quả phòng trừ thấp.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng