Đất đai, địa hình và gió ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây dược liệu

hình ảnh cây thuốc

1. Điều kiện về đất đai

Phần lớn cây thuốc ưa đất thịt pha cát tơi xốp. Những nới nhiều cát sỏi rời rạc, nhiều sét dính nặng, hay đọng ngập nước đều không thể trồng cây thuốc có năng suất, chất lượng tốt. Ở vùng đất chua, tuy cây mọc được nhưng thiếu vôi thì bộ rễ phát triển kém. pH có vai trò nhất định, có loại cây thuốc ưa đất axit, có loại lại ưa đất kiềm. Để phát triển tốt Bạch truật cần pH: 5 – 6,5. Quế: 4,5 – 5,5; Sả: 6 – 7; Hồi 4,5 – 5,5. Những cây trồng ở vùng đồi núi thường ưa đất chua, ví dụ trên đất xám feralit độ pH của chè là 4 – 5. Các loại đất nhiều cát, sỏi, rời rạc, nhiều sét, đất nặng hay đọng nước, đất chua... đất thuốc sinh trưởng kém.

Trên thực tế cho thấy đất trồng cây thuốc phải tùy theo chủng loại, mùa vụ và căn cứ vào quỹ đất của địa phương mà chọn. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cây thuốc là thoát nước (có mực nước ngầm thâp), gần hệ thống tưới tiêu. Cây thuốc là cây trồng không thích hợp với ngập úng (trừ 1 số cây thủy sinh như Trả tả, Dừa nước,...đặc điểm của phần lớn các loại cây thuốc là rễ ăn không quá sâu, rất cần nước trong quá trình sinh trưởng).

Đối với các loại cây lấy củ, cây ngắn ngày nên chọn loại đất cát pha thịt nhẹ, các loại cây lấy củ dài ngày nên chọn đất thịt nhẹ có thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng giữ nước, có tầng canh tác dày, pH 5 – 7. Các loại cây lấy lá và sử dụng toàn thân nen chọn đất giàu dinh dưỡng, tâng canh tác vừa phải có khả năng tích lũy nước cao, nhưng có điều kiện tiêu úng khi cần thiết.

Độ pH có vai trò nhất định ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng, các chất độc kim loại và hoạt động vi sinh vật trong đất. Đa số các cây thuốc ưu đất có pH 5 – 6,5, những cây thuốc trồng ở vùng đồi núi thường ưa đất chua.Những cây thích hợp trên đất xám feralit có độ pH thấp như Quế, Hồi: 4,5 – 5,5; Chè: 4 – 5. Một số ưa đất kiềm trung tính như Sả 6 – 7.

Nhìn chung cần chọn đất và thiết kế đồng ruộng trồng cây thuốc cho phù hợp với điều kiện thực tế của tập quán canh tác và điều kiện thích ứng của cây. Tuy nhiên muốn tăng độ phì nhiêu, tơi xốp của đất cần phải sử dụng phân bón. Phân bón bao gồm các nguyên tố đa lượng N, P, K, các nguyên tố trung lượng Ca, Mg, Cl và các nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Mg, Mn,... Chọn đất trồng cây thuốc gắn liền với bón phân hữu cơ và vô cơ.

2. Điều kiện địa hình và gió

Độ cao ảnh hưởng lớn đến chế độ ánh sáng , nhiệt độ và lượng mưa. Có những cây cỏ mọc ở vùng biển như: Hương phu, Dừa, Trám, Đinh hương, Mù u, Trân Châu,... nhiều cây mọc vùng đồng bằng như Bạc hà, Hương nhu, sen, Ngải cứu, Xạ can, Xuyên tâm liên, Địa hoàng, Phòng phong, Bồ công anh, Sài đất, Tía tô,...

Nhiều cây khác mọc ở miền núi cao, có độ cao so với mặt biển như: Bạch chỉ sinh trưởng và phát triển ở độ cao 800 – 1500m, Bình vôi, Bảy lá một hoa, Ruột gà, Bắc sa sâm ở độ cao 1.000 – 1.500m; Đỗ trọng, Bạch Truật, Tam thất, Nhân Sâm ở độ cao 2.000m.

Tuy nhiên yếu tố này không cố định như vậy. Hiện nay di thực và thuần hóa được một số cây từ nước ngoài ở những vùng ôn đới về miền núi nước ta, rồi từ miền núi về đồng bằng như Sinh địa, Bạch chỉ, Đương quy, Bạch truật.

Nhìn chung thì độ cao ảnh hưởng đến độ ánh sáng, nhiệt độ và lượng mưa bao gồm chịu ảnh hưởng của sườn núi và độ dốc.

Gió là một yếu tố khí hậu có tác dụng điều hòa mưa và giảm nhiệt độ, gió cấp 2 – 3 có lợi làm giảm nhiệt độ. Ví dụ: Mùa hè có lợi cho sinh trưởng của cây sả. Tuy nhiên gió bảo sẽ gây đổ giàn che, dây leo cây thuốc, cũng như gió lốc gây hỏng cây, vậy cần phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp để khỏi bị hư hại.

Độ cao và chất lượng dược liệu: Địa hình cao, nhiệt độ giảm dẫn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của vùng nhiệt đới, á nhiệt đới kéo dài, làm tăng khả năng tích lũy các vật chất khô. Đồng thời địa hình cao nhiều ánh sáng đỏ và đỏ xanh làm nâng cao chất lượng dược liệu. Ngược lại cây có nguồn gốc ôn đới nếu trồng ở vùng đồng bằng nhiệt độ cao cây sinh trưởng quá nhanh làm giảm chất lượng dược liệu.

Nguồn: Giáo trình cây thuốc
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status