Cách xây dựng vườn ươm nhân giống cây xạ đen

Cây trồng liên quan: Cây xạ đen

1. Vườn ươm là gì?

- Vườn ươm là nơi tập trung sản xuất, bồi dưỡng cây con nhằm tạo đủ cây con có chất lượng đáp ứng nhu cầu trồng rừng, cây ăn quả và các cây nông nghiệp khác.

2. Phân loại các lại vườn ươm cây xạ đen

2.1. Phân loại theo tính chất sản xuất

- Dựa vào tính chất sản xuất người ta phân loại vươn ươm thành các loại sau:

2.1.1. Vườn ươm tạm thời

- Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thường không quá 3 năm nhằm phục vụ cho việc gây trồng ở một khu vục nhất định, khi việc gây trồng tại khu vực đó hoàn thành thì vườn ươm giải thể.

vườn ươm tạm thời

Hình 1. Vườn ươm tạm thời

- Thường sử dụng các vật liệu rẻ tiền để làm.

2.1.2. Vườn ươm cố định

- Là vườn gieo ươm cây con cung cấp liên tục cho những chương trình dài hạn quy mô lớn nên được sử dụng trong thời gian từ 5 - 7 năm cũng có khi đến hành chục năm.

2.1.3. Vườn ươm chuyên nghiệp

- Là vườn ươm chỉ sản xuất ra một vài loại cây phục vụ cho một mục đích trồng cây nhất định.

2.1.4. Vườn ươm tổng hợp

- Là vườn ươm sản xuất ra nhiều loại cây, đáp ứng nhiều mục đích hay niều phương thức trồng cây khác nhau.

2.1.5. Vườn ươm vừa và lớn

- Là vườn ươm có diện tích từ 3 đến 20ha để đáp ứng các yêu cầu trong các chương trình trồng cây lớn hoặc cung cấp cây giống cho một vùng rộng lớn.

2.1.6. Vườn ươm nhỏ

- Là vườn ươm có diện tích dưới 3ha để đáp ứng yêu cầu trồng cây cụ thể với quy mô nhỏ.

vườn ươm cây xạ đen nhỏ

Hình 2. Vườn ươm nhỏ

2.2. Phân loại vườn ươm theo cách thức sản xuất

2.2.1. Vườn ươm nền đất

Vuon uom cay xa den tren nen dat

Hình 3. Vườn ươm cây xạ đen trên nền đất

- Đất vườn ươm được cày, bừa, lên luống để gieo ươm cây, nền luống không có gì ngăn cách, nước được di chuyển tự do.

2.2.2. Vườn ươm nền xây

- Luống hoặc bể gieo ươm cây được xây bằng gạch, xi măng để không thấm nước hay còn gọi là luống nền cứng hay nền không thấm nước. Đáy nền có lỗ thoát nước ra ngoài.

Vườn ươm nền xây (nền cứng)

Hình 4. Vườn ươm nền xây (nền cứng)

2.2.3. Vườn ươm nilon

- Chủ yếu là dùng nilon lót vào luống bể để chứa và giữ nước khi tưới.

3. Chọn địa điểm lập vườn ươm

3.1. Vị trí vườn ươm

- Xây dựng vườn ươm ở nơi địa hình bằng phẳng hoặc thoai thoải dốc. Tránh xây dựng vườn ươm nơi quá dốc. Độ dốc thích hợp 5 - 100, nếu ở nơi có độ dốc lớn, mặt đất lồi lõm phải tiến hành cải tạo mặt bằng trước khi gieo ươm.

- Vườn ươm phải thuận tiện giao thông, gần nguồn nhân lực để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 

- Gần nơi có thể dễ dàng lấy đất đóng bầu sẽ làm giảm được chi phí vận chuyển đất, giảm công vận chuyển đất đóng bầu.

- Chọn địa điểm xây dựng vườn ươm càng gần nơi trồng xạ đen càng tốt để thuận tiện trong vận chuyển cây giống và - đảm bảo cây con dễ thích nghi, phù hợp với điều kiện lập địa, sinh thái nơi trồng từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất

- Vườn ươm nên hướng về phía Nam, không nên xây dựng vườn ươm ở nơi bị cây cối, nhà cao tầng, núi non che bóng. Tránh các hướng gió Bắc, gió Tây hoặc Tây Nam.

3.2. Đất vườn ươm

- Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng và không khí cho cây con, đất còn là nơi sinh trưởng, phát triển của hệ rễ. Vì vậy, đất vườn ươm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây con. Đất vườn ươm cần đảm bảo các yêu cầu:

- Đất nền vườn: chọn đất cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, thuận lợi cho việc làm đất, chăm sóc cây con, bứng bầu.

- Đất đóng bầu: tuỳ theo từng loại cây lựa chọn loại đất hoặc tạo hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Đất đóng bầu thường có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha) hoặc thành phần cơ giới trung bình. Gieo ươm trên đất tốt, cây sinh trưởng nhanh, phát triển cân đối, khoẻ, mập, khi trồng có tỷ lệ sống cao và có sức đề kháng tốt với hoàn cảnh bất lợi.

3.3. Nguồn nước tưới

- Vườn ươm phải gần nguồn nước sạch, lợi dụng các nguồn nước mặt (sông, suối, ao...) để hạ giá thành sản xuất.

- Điều tra và xác định được lưu lượng nước tưới phải đảm bảo cung cấp đủ cho kế hoạch sản xuất cây con ngay trong cả mùa khô hạn.

- Ví dụ: Trong gieo ươm loài cây xạ đen .... công tưới nước chiếm tới 30 - 40% ngiá thành sản xuất cây giống.

3.4. Diện tích vườn ươm

- Diện tích vườn ươm phải đủ rộng, thoả mãn được nhu cầu sản xuất và cung cấp cây con theo kế hoạch (căn cứ vào nhu cầu và kế hoạch sản xuất để xác định diện tích gieo ươm cho phù hợp tránh đầu tư lãng phí).

Diện tích đất sản xuất thường xuyên được tính như sau:

Diện tích đất sản xuất thường xuyên được tính

Trong trường hợp sản xuất luân canh:

Trong trường hợp sản xuất luân canh

Trong đó:

- Diện tích đất sản xuất cho một loài cây (m2)

- Số lượng cây con sản xuất hàng năm n: Số lượng cây con trên đơn vị diện tích

- Số năm nuôi cây (dưới 12 tháng coi A = 1)

- Tổng số các khu đất trong vườn

- Số khu đất dùng để gieo ươm hàng năm

- Diện tích gieo ươm được tính cho từng loài cây, cộng với diện tích cần dùng cho từng loài cây sẽ có diện tích vườn ươm cần dùng. Diện tích tính được là diện tích sản xuất, cần cộng với khoảng 40% dự phòng để làm rãnh luống, đường đi (nếu có).

- Ví dụ: Cần gieo ươm 1.000.000 cây xạ đen, cứ 1m2 có thể sản xuất được 400 cây, tuổi cây con xuất vườn là 4 tháng ( A = 1 tuổi), như vậy diện tích đất sản xuất cần là:

tinh diện tích vườn ươm

- Diện tích đất dự phòng (40%) = 40% . 2.500 m2 = 1.000 m2

- Vậy diện tích vườn ươm cần là: 2.500 m2 + 1.000 m2 = 3.500 m2

4. Quy hoạch vườn ươm

4.1. Vườn ươm cố định

- Quy hoạch vườn ươm là việc phân chia đất vườn ươm thành nhiều khu vực và đề xuất phương hướng sử dụng một cách hợp lý nhằm lợi dụng triệt để đất và các điều kiện khác của vườn. Khi qui hoạch các khu đất sản xuất trong vườn nên bố trí theo hình chữ nhật, thông thường một vườn ươm được bố trí các khu vực như sau:

4.1.1. Khu vực đất dành cho gieo hạt, ươm cây mạ, giâm hom

- Đây là khu vực để sản xuất cây mạ, cây mầm và cây hom nhằm cung cấp cây giống cho quá trình sản xuất cây con ở vườn ươm.

- Khu vực đất dành cho gieo hạt, ươm cây mạ, giâm hom: chiếm khoảng 10% diện tích toàn vườn. Khu vực này thường được qui hoạch ở nơi có khả năng thoát nước tốt, nền đất cao ráo, kín gió và ít chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất bên ngoài. Vị trí tốt nhất là nên thiết kế về một góc của khu vườn.

- Khu vực gieo hạt, giâm hom cần có hệ thống che, chắn để đảm bảo các điều kiện gieo ươm, tránh mưa to, gió rét làm ảnh hưởng đến chất lượng cây giống cũng như quá trình nảy mầm của hạt.

4.1.2. Khu vực dành cho cấy cây, huấn luyện cây con

- Đây là khu vực chiếm phần lớn diện tích trong vườn ươm để đóng bầu, cấy cây, chăm sóc và huấn luyện cho đến khi cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

- Khu vực dành cho cấy cây, huấn luyện cây con thường chiếm khoảng 70% diện tích của toàn vườn. Diện tích đất qui hoạch cho khu vực này cần đảm bảo các yêu cầu:

-Thuận tiện về giao thông trong vườn (để quá trình tổ chức sản xuất và xuất bán sản phẩm được thuận tiện).

- Có hệ thống tưới tiêu đảm bảo, không bị úng trũng.

- Khu vực sản xuất cần phải đảm bảo độ thông thoáng, không bị ảnh hưởng của các vật che khuất (nhà cửa, cây cối…).

4.1.3. Khu nhà kho, đường đi, bờ rào và các công trình khác

- Đây là khu vực dành cho việc xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất và quản lý, bảo vệ của vườn ươm. Khu vực này thường chiếm khoảng 30% diện tích của toàn vườn. Các công trình phục vụ vườn ươm bao gồm:

- Văn phòng làm việc, nhà bảo vệ

- Nhà kho, nhà để đất, đóng bầu

- Đường đi lại, hàng rào, cổng

- Hệ thống tưới, thoát nước, bể chứa nước

Sơ đồ quy hoạch vườn ươm

Hình 5. Sơ đồ quy hoạch vườn ươm

Nguồn: Giáo trình Mô Đun sản xuất cây xạ đen (Bộ NN&PTNT)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status