Cách sửa trái sầu riêng? Trái tròn, không lép, lớn nhanh
Sầu riêng là loại trái cây có tính cạnh tranh rất cao hiện nay. Trái loại 1 có mức giá cao hơn nhiều trái loại 2, 3. Do vậy, việc canh tác sầu riêng để đạt tỷ lệ loại 1 là vấn đề nhiều nhà vườn quan tâm. Muốn đạt tỷ lệ trái loại 1 cao cần đảm bảo tuân thủ quy trình từ chăm sóc trước, trong và đặc biệt giai đoạn cây mang trái.
Nguyên nhân sầu riêng bị méo trái? Tại sản trái sầu riêng không tròn? Cách giảm méo trái sầu riêng? Cách làm trái sầu riêng lớn nhanh? Giảm tỷ lệ sầu riêng bị nứt gai, sượng múi?
Cách chỉnh trái sầu riêng tròn, nhanh lớn, dày cơm.
1. Nguyên nhân làm trái sầu riêng méo, lép, không lớn
- Quá trính sinh lý của cây sầu riêng: Giai đoạn cây sầu riêng xổ nhụy, thụ phấn. nếu quá trình này diễn ra không hoàn chỉnh sẽ gây ra hiện tượng méo trái, lép hộc.
- Quy trình chăm sóc chưa đúng:Nguyên nhân chủ yếu của chăm sóc là chế độ dinh dưỡng cho cây sầu riêng chưa cân đối. Cây không đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến chất lượng hạt phấn yếu, quá trình thụ phấn không thuận lợi, gây ra méo trái. Trường hợp dư dinh dưỡng cây phát triển mạnh, gây cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và đọt cũng dẫn đến méo trái, có khi rụng trái. Chế độ nước tưới không đảm bảo đặc biệt giai đoạn nuôi trái nếu để xảy ra hiện tượng sốc nước, thiếu nước sẽ dẫn đến méo trái, rụng trái non.
- Thời tiết bất thuận như nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, hạn mặn, … dễ làm cây tress do sốc thường dẫn đến méo trái, sượng cơm, … nặng hơn là rụng trái.
- Sâu bệnh hại thường tấn công giai đoạn ra hoa xổ nhụy, nuôi trái non làm cây bị tổn thương suy yếu, sức hấp thụ dinh dưỡng nuôi trái kém dẫn đến trái méo, sượng cơm, làm giảm chất lượng trái. Có nhưng đối tượng sâu bệnh hại tấn công trực tiếp lên trái làm rụng trái, giảm mẫu mã, chất lượng trái.
Xem thêm: Uniconazole 5WP (Ức chế sinh trưởng, tạo dáng cây). |
2. Cách làm trái sầu riêng tròn, không lép, lớn nhanh
- Việc sửa trái sầu riêng nhằm tăng tỷ lệ trái loại 1 cần thực hiện tổng hợp các kỹ thuật chăm sóc từ trước, trong và sau giai đoạn ra hoa đậu trái.
- Giai đoạn trước ra hoa xổ nhụy: Cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tạo cho cây sung sức bước sang giai đoạn tạo mầm hoa, ra hoa xổ nhụy, đậu trái. Giai đoạn hình hành mắt cua cần quan tâm bổ sung nguyên tố vi lượng Bo, Ca, … để tăng chất lượng của hạt phấn, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn được thuận lợi.
- Giai đoạn xổ nhụy: Áp dụng kỹ thuật thụ phấn bổ sung cho cây. Sử dụng hoạt chất điều tiết sinh trưởng kích thích ra hoa đồng loạt, trồng rụng hoa như 4-CPA-Na 98%, liều lượng 5 ppm, phun 2-3 lần. Lần 1: Khi xổ nhụy 50-60%, lần 2 khi xổ nhụy xong, lần 3 cách lần 2 khoảng 10-12 ngày.
- Giai đoạn nuôi trái: Để làm trái tròn, không méo, không lép, kích trái lớn nhanh cần kết hợp điều chỉnh dinh dưỡng và sử dụng chất điều tiết sinh trưởng xử lý cho cây.
+ Dinh dưỡng cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái.
+ Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng điều chỉnh trái sầu riêng: Sau xổ nhụy 10-12 ngày sử dụng hoạt chất Uniconzale 5 ppm phun trực tiếp lên trái non để giúp trái sầu riêng hạn chế phát triển dài, tạo tròn cho trái, phun một lần duy nhất. Giai đoạn trái non để kích thích trái phát triển nhanh nên kết hợp hoạt chất GA3, NAA, Atonik, … cùng phân bón lá, dừng phun khi trái đạt 70 ngày. Sau 70 ngày phun Kali Sunphat + Axit Fulvic để tăng độ ngọt, mềm cơm, giảm sượng cho trái sầu riêng.
-
Uniconazole và các ứng dụng tuyệt vời cho cây trồng
Hoạt tính của Uniconazole cao hơn gấp 6-10 lần so với paclobutrazol, nhưng lượng tồn dư của nó trong đất chỉ bằng 1/10 so với paclobutrazol. Do đó, nó ít ảnh hưởng đến cây trồng. Do đó, nó ít ảnh hưởng đến cây trồng sau vụ mùa..
-
Sử dụng Kali Sunphat K2SO4 - giải pháp tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản
Công thức phối chế kích thích to trái, chỉ phun ghi trái đã đậu hoàn toàn như sau: 200g Cytokinin CPPU KT - 30; 100g Gibberellic Acid 90% (GA3); 500g Bột rong biển; 600g K2SO4
-
Kỹ thuật bón phân mới nhất cho cây sầu riêng giai đoạn đậu hoa nuôi trái
Cách chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả? Các kỹ thuật cần thiết giúp sầu riêng ngon ngọt? Cách làm cho cây sầu riêng không bị sượng cơm? Kỹ thuật bổ sung dinh dưỡng cho cây sâu riêng giúp gia tăng nắng suất?
-
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa như thế nào? Thời gian nuôi hoa là bao lâu? Cần làm gì giai đoạn cây sầu riêng giai đoạn nuôi hoa?
-
Cách chọn sầu riêng thơm ngon, không sượng, không nhúng thuốc
Sầu riêng là loại trái cây có giá thành cao và được mạnh danh là “Vua trái cây”. Một kg trái tùy vào từng thời điểm có giá dao động từ 75.000- 700.000 đồng.