Cách chăm sóc cam canh đường nhiều quả, quả đẹp, mọng nước, ra quả hàng năm
1. Hướng dẫn ủ hoa (kích thích phân hóa mầm hoa) cho cây cam đường canh
- Ngay sau khi thu hoạch (hoặc khi lộc cây cam đã già), chúng ta tiến hành tỉa cành, tạo tán và đảo gốc (cuốc gốc, chặt rễ), đối với cây cam cho ra hoa năm đầu chúng ta đào vát sâu 30 – 40 cm và nhấc cả bầu cây lên (đối với cam năm thứ 2 cho quả chỉ cần đào vát làm đứt rễ, chiều rộng bầu bằng chiều rộng tán cây). Mục đích của việc cuốc gốc là làm đứt các rễ, trẻ hóa cây, tạo ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa, kích thích bộ rễ mới phát triển. Sau khi cuốc gốc chúng phơi đất trong vòng từ 7 – 10 ngày.
- Trong thời gian phơi gốc, chúng ta quan sát thấy lá cây hơi héo (không nên để lá vàng và rụng nhiều), tiến hành bón lân nung chảy với lượng 1 - 1,5kg/gốc (có thể bổ sung thêm phân gà và tro rơm hoặc tro trấu), lấp đất và tưới nhẹ, tưới vừa phải cho cây cam.
Lưu ý: Để cây khỏe và đảm bảo năng suất hằng năm chúng ta nên đảo gốc và dùng hóa chất luân phiên nhau, ví dụ năm nay đảo gốc thì năm sau dùng hóa chất. Loại hóa chất và liều lượng sử dụng được khuyến cáo như sau:
Nếu cây còn khỏe có thể tiến hành phun hóa chất Paclobutrazole 15 - 20% (thuốc ủ hoa, chất kích thích phân hóa mầm hoa) với liều lượng 400g/200 lít nước (cây yếu thì 200g/200 lít nước) để ức chế sinh trưởng và tăng khả năng phân hóa mầm hóa cho cây cam.
Hoặc chúng ta có thể thay Paclobutrazole bằng Uniconazole 5WP với lượng 200 - 250g/ha phun 400 lít nước/ha (5-7g/10 lít nước)
Để cam canh đường đạt được hiệu quả cao cần nắm chắc yêu cầu kỹ thuật cơ bản
2. Hướng dẫn biện pháp khả năng đậu trái cam đường canh
Các nguyên nhân chính làm quả cam đường canh bị to quả, xốp, ít nước:
+ Do cây không sai quả, số lượng quả trên cây ít.
+ Do cung cấp dinh dưỡng cho quả không cân đối.
Vì vậy để đảm bảo chất lượng quả cam canh đường (sai quả, nhỏ đẹp, kích thước quả không quá to, mọng nước) điều quan trọng nhất chúng ta phải tăng khả năng đậu quả cây, cây đậu càng nhiều quả càng tốt. Chúng ta tiến hành các biện pháp tăng khả năng đậu quả cho cây cam canh đường như sau:
Khi cây cam ra hoa rộ tiến hành phun các hóa chất sau (lượng tính cho 200 lít nước) để tăng khả năng đậu quả.
- Chất kích thích đậu trái, hạn chế dụng trái non 4-CPA-Na 98%: 2 - 3g;
Phun 1 lần duy nhất khi hoa nở rộ, phun ướt đều hoa (hạn chế phun vào lá), các cây chưa ra hoa hoặc ra hoa ít chúng ta phải chờ đến thời điểm cây có hoa nhiều nhất, phun nồng độ đặc sẽ xảy ra hiện tượng quăn lá.
- Gibberellic Acid 90% (GA3): phun 2 lần.
+ Lần 1: Sau khi khi hoa nở 1 phần: 15g
+ Lần 2: 25 ngày sau khi phun lần 1: 25g
(Cách pha: pha GA3 trong cồn 90 độ đến tan hết trước khi hòa vào nước, tỷ lệ 5-10g GA3/100ml cồn)
Xem thêm > 4-CPA-Na 98% |
3. Hướng dẫn giữ quả, hạn chế rụng quả, tăng khả năng đậu quả cho cam đường canh.
Khi cánh hoa rụng (khoảng 90%), quả có kích thước bằng hạt đậu tương chúng ta tiến hành hãm cây bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Khoanh cành chặn đọt
Các biện pháp hãm cây để giữ quả (tránh rụng quả sinh lý, rụng quả hàng loạt do phát chồi), tiến hành khoanh vỏ lần 1 cho cây cam để hạn chế kích thước quả và tăng chất lượng quả. Đối với cây khỏe thì khoanh mạch to (khoảng 1mm - 1,5mm, khoanh bóc vỏ), đối với cây yếu thì khoanh mịn. Những năm đầu cây ra trái thì khoanh ở cành cấp 1, những năm tiếp theo khi cành cây to hơn thì chúng ta tiến hành khoanh ở cành cấp 2, lưu ý là khoanh vào lúc thời tiết nắng ráo để tránh sự tấn công của sâu bệnh gây hại.
- Tiến hành khoanh vỏ lần 2 khi cây có hiện tượng rụng quả sinh lý, lần 3 khi cây có hiện tượng đâm chồi (lộc) làm ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của cam.
- Phương pháp 2: Sử dụng hóa chất chặn đọt
Lưu ý: Chúng ta có thể sử dụng hóa chất để bảo vệ quả và tránh cây đâm chồi (lộc), tránh hiện tượng rụng trái non sinh lý và do tranh chấp dinh dưỡng bằng các loại hóa chất và nồng độ cụ thể như sau:
Phun Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% lên toàn bộ cây:
+ Đối với cây tơ: nồng độ phun 10g/200 lít nước
+ Đối với cây trưởng thành: nồng độ phun 20g/200 lít nước
Với cây trưởng thành đã cho trái, việc phun chất này sẽ hạn chế chiều cao của ngọn mới, thu hoạch được dễ dàng hơn. Đến khi cây mang trái thì cuống trái cũng cứng cáp làm giảm lượng trái non rụng, khi có mưa kéo dài. Xử lí CCC trong giai đoạn cây ra đọt non trong vụ mùa mới.
Phun CCC có thể giúp thu hoạch trái sớm hơn từ 3 - 6 tháng, nếu bà con điều chỉnh đúng thời gian phun phù hợp thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ càng cao hơn.
Xem thêm > Cycocel CCC 98% |
Nếu cây vẫn có hiện tượng rụng trái non thì có thể do 1 trong các nguyên nhân sau:
- Do thời tiết thay đổi đột ngột: Phun Cytokinin DA6 với nồng độ 10ppm (10g/1000L nước) để dưỡng trái.
- Do mất cân đối dinh dưỡng: Phun phân bón lá với nồng độ loãng (1/3-1/2 khuyến cáo).
- Chúng ta có thể phun Na-NAA để kích quả nhanh lớn với nồng độ 1-3ppm (lưu ý không phun quá nồng độ trên), kết hợp phun phân bón lá nồng độ loãng để quả không phân tầng (quả lớn quả bé, quả bé bị rụng).
Chúng ta có thể thay phân bón lá bằng Amino Axit và bột rong biển với nồng độ: 100g Amino Axit + 50g bột rong biển cho 200L nước.
4. Hướng dẫn bón phân cho cam đường canh giai đoạn nuôi trái.
Bón lần 1: Khi quả cam canh có kích thước bằng ngón tay út thì tiến hành bón phân cho cây cam với lượng như sau:
- Đạm cá dạng bột (Amino Axit) tan hoàn toàn: 100g - 200g/gốc/lần.
- MAP 12-61 (tan hoàn toàn) hoặc DAP với lượng 100g - 200g/gốc/lần.
- Kali Sunphat (K2SO4): 50g - 150g/gốc/lần.
Bón phân từ tháng thứ 5 đến trước thu hoạch 1 tháng: (mỗi lần cách nhau 20 ngày đến 01 tháng).
- Đạm cá dạng bột (Amino Axit) tan hoàn toàn: 300g - 700g/gốc/lần.
- MAP12-61 (tan hoàn toàn) hoặc DAP: 200g - 400g/gốc/lần.
- Kali Sunphat (K2SO4): 100g - 300g/gốc/lần.
Lưu ý: Tăng dần lượng phân để nuôi quả và dưỡng chồi tạo quả cho vụ sau. Vào thời kỳ sắp thu hoạch quả cần bón bổ sung thêm Kali để tăng độ ngọt của trái cam.
Kết hợp phun phân bón qua lá 2 - 3 lần để nuôi quả, kích dưỡng chồi thu.
5. Hướng dẫn dưỡng chồi cho cam đường canh tạo tiền đề cam ra sai quả cho vụ sau
- Sau khi cây ra hoa khoảng 4 - 6 tháng (chấm dứt đợt rụng trái sinh lý cuối cùng), cần bón thúc mạnh để nuôi quả và kích chồi (đọt non), tưới nước đầy đủ (không tưới quá nhiều). Chồi, cành non đợt này chính là cành mẹ cho quả năm sau. Thời gian nuôi đọt, cành non này phải được từ 3,5 - 4 tháng (chồi thành thục) trước khi tiến hành cắt tỉa, đảo gốc để phân hóa mầm hoa.
- Cách bảo vệ và kích chồi non (vừa đảm bảo dưỡng chất nuôi quả): Khi cây cam bắt bầu nhú đọt thì bón thêm phân bón gốc và phun phân bón lá như hướng dẫn tại mục 4 cho cây ra chồi non đồng loại, các chồi này sẽ có khả năng mang trái rất tốt vào năm sau.
- Kết hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ chồi và quả..
6. Hướng dẫn neo quả cam đường canh (làm chậm quá trình chín)
Để làm chậm quá trình chín của cam đường canh, chúng ta thực hiện các biện pháp sau:
+ Cân nhắc về việc sử dụng CCC hoặc biện pháp khoanh cành để hãm lộc (CCC sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả vì vậy cam sẽ cho thu hoạch sớm hơn từ 3 - 6 tháng mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái).
+ Bón Kali muộn, chỉ bón và phun kali khi cam sắp cho thu hoạch.
+ Gibberellic Acid 90% (GA3): phun với nồng độ 4g/200 lít nước phun đều lên cây và quả trước khi quả chín, có thể làm chậm quá trình chín của quả khoảng 30 ngày.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam
Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng...
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây cam, cây quýt
Với năng suất 20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kg N; 10kg P2O5; 54kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô