Các mỏ than bùn ở ven biển miền trung

Là loại than bùn ven biển lâu đời. Hầu hết các mỏ được thăm dò ở ven biển miền Trung phân bố dọc theo dải ven biển từ Quảng Trị đến Đà Nẵng thường gắn liền với sự hình thành các hệ thống mỏ ở Thừa Thiên - Huế có trữ lượng trung bình và chất lượng tốt. Các mỏ phân bổ dọc theo dải ven biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có quy mô nhỏ và chất lượng thường.

Mỏ than bùn Phong Nguyên

Than bùn ở mỏ Phong Nguyên thuộc xã Phong Nguyên, huyện Phong Điền, tỉnh Thừ Thiên Huế. Trong khu vực này còn có nhiều mỏ than bùn khác tập trung ở xã Phong Chương. Các mỏ than bùn kéo dài (khoảng 10km) theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Thực vật trong các trầm tích tạo thành từng mảng lớn. Mỏ than Phong Nguyên được thăm dò chi tiết từ năm 1995.

- Than bùn có chất lượng tốt:

A: 32%

S: 0,42%

pH: 4

Mùn: 47%

N: 0,8%

Axit humic: 27%

R: 35%

- Mỏ than bùn với trữ lượng trung bình:

s: 113ha

m: 1,5m

D: 0,516 T/m3

Q: 1.800.000m3 hoặc 900.000 tấn

Cũng song song với mỏ than bùn Phong Nguyên còn có các dải trầm khác đã được thăm dò: dải trầm Niêm, dải trầm Thiềm, dải trầm hóa Chăm, dải trầm Bàu Bàng, dải trầm Sen. Tổng hợp sơ bộ cho thấy các dải trầm có trữ lượng khoảng 5.000.000m3.

Mỏ than bùn Bình Phú

Mỏ than bùn Bình Phú có 3 bàu gần nhau gồm: Bàu Trắng, Bàu Lớn và Bàu Tròn. Các Bàu này thuộc xóm An Sen, thôn An Thạnh, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Mỏ than bùn Bình Phú được thăm dò chi tiết năm 1993. Các bàu than bùn phân bố theo hướng Tây Bắc và Đông Nam và nằm dọc theo bờ biển

- Than bùn có chất lượng trung bình:

A: 40-60%

S: 0,3-1,5%

pH: 4-5

Mùn: 25-40%

N: 0,6-1,4%

Axit humic: 14-18%

R: 30%

- Mỏ than bùn có trữ lượng nhỏ:

s: 48ha

m: 1m

D: 0,597 T/m3

Q: 475.971m3 hoặc 286.675 tấn

- Điều kiện khai thác và vận chuyển ở mỏ than bùn Bình Phú thuận lợi.

Mỏ than bùn Bàu Bàng

Mỏ than bùn Bàu Bàng nằm giữa thôn 10 và thôn 8 xã Mỹ Thắng, huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định. Mỏ phát triển theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Mỏ cách bờ biển khoảng 2km về phía tây, cách TP. Quy Nhơn khoảng 85km, được thăm dò năm 1992.

- Than bùn có chất lượng trung bình:

A: 47%

S: 3%

pH: 3

Mùn: 41%

N: 1,2%

Axit humic: 16%

R: 37%

- Mỏ than bùn có trữ lượng nhỏ:

s: 71ha

m: 1,25m

D: 0,405 T/m3

Q: 890.000m3 hoặc 360.000 tấn

- Than bùn Bàu Bàng khai thác khá thuận lợi.

Mỏ than bùn Hảo Sơn 1

Mỏ than bùn Hảo Sơn thuộc huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Mỏ than bùn được thăm dò tỉ mỉ năm 1992, phân bố ven khu vực Biển Hồ, ngay dưới chân Đèo Cả.

- Than bùn Hảo Sơn có chất lượng trung bình:

A: 40%

S: 0,34%

pH: 4,8

Mùn: 38%

Axit humic: 20%

R: 29%

- Mỏ than bùn có trữ lượng nhỏ:

s: 74ha

m: 1,58m

D: 0,6 T/m3

Q: 1.175.000m3 hoặc 705.000 tấn.

Các mỏ than bùn vùng núi

Mỏ than bùn nông trường Lâm Hà

Mỏ than bùn ở nông trường Lâm Hà, thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Mỏ bao gồm 4 vỉa phân bố rải rác trong các thung lũng : khu Đa Ke’Bell, khu làng Nùng, khu Cống Đôi, khu Đồi Chè. Bề mặt lớp than bùn thường khô vào mùa nắng, được thăm dò từ năm 1996.

- Than bùn có chất lượng trung bình:

A: 40-49%

S: 0,10-0,15%

pH: 4,6

Mùn: 29-32%

N: 0,3-0,8%

Axit humic: 11-17%

- Mỏ than bùn có trữ lượng nhỏ:

s: 23ha

m: 1m

Q: 230.000m3

- Mỏ than bùn thuận lợi khai thác.

Các mỏ than bùn khác

Ở Tây Nguyên và vùng núi có nhiều mỏ được thăm dò sơ bộ hoặc chi tiết như ở Lâm Đồng: Man Ling, Cam Ly, Đa Thiện (Đà Lạt); Đa Klou Kia, Kim Lệ (Di Linh). Một số điểm khác đã phát hiện như ở Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng… Ở Tây Nguyên, nhất là tỉnh Đắc Lắc có một số mỏ như: Chư-Đăng, Pleixao…

Nguồn: Tuyển tập phân bón Việt Nam
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status