Các mỏ than bùn ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

Than bùn có 3 loại chính: than bùn đầm lầy ven biển, than bùn lòng sông có từ nhiều thế kỷ trước và than bùn đầm lầy ven biển lâu đời. Nhiều năm gần đây than bùn đầm lầy ven biển lâu đời có diện tích và tiềm năng lớn.

Các mỏ than bùn cho thấy tập trung nhiều ở 3 vùng: Đồng Tháp Mười (ĐTM), Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) và rừng U Minh (UM) và tiềm năng của chúng như sau:

- Than bùn ở Đồng Tháp Mười bao gồm than bùn đầm lầy ven biển lâu đời và than bùn lòng song lâu đời. Các mỏ than bùn thường có quy mô nhỏ và phân bố rải rác ở khu vực trung tâm ĐTM. Lượng than bùn ở đây hạn chế.

- Than bùn vùng Tứ Giác Long Xuyên chủ yếu là than bùn đầm lầy ven biển lâu đời, than bùn đáy sông lâu đời và than bùn đầm lầy ven biển. nhiều năm gần đây, đầm lầy khu vực này khá ổn định, có tiềm năng than bùn lớn và quần tụ tập trung.

- Than bùn rừng U Minh (UM) thuộc loại than bùn đầm lầy ven biển lâu đời gần bờ biển đã tạo nên các mỏ than bùn có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhất ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Vùng Tây Nam sông Hậu cũng có một số mỏ than bùn lòng sông lâu đời nhưng tiềm năng dự trữ rất ít.

* Mỏ than bùn ở Phú Cường - Tân Hòa

Mỏ than bùn Phú Cường thuộc xã Phú cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được phát hiện năm 1986. Mỏ than bùn Tân Hòa (gồm mỏ Tân Hòa và Lung Đồn) thuộc xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An phát hiện từ năm 1987.

Có mỏ liên hoàn, chiều dài nối nhau qua đường ranh giới 2 tỉnh  Long An và Tiêng Giang. Các vùng chung quanh khu vực mỏ nông dân đã nhiều năm canh tác…

- Than bùn có chất lượng trung bình:

Độ tro (A): 47%

Nhiệt lượng (QK): 2000Kcal/kg

Lưu huỳnh (S): 3,4%

Mùn: 30-35%

Nitơ (N): 0,5%

Axit humic (AH): 1,7%

Độ phân hủy (R): 20-25%

Diện tích (s): 280ha

Chiều dày (m): 1,5m

Trữ lượng (Q): 4.500.00m3

- Điều kiện khai thác thuận lợi.

Vùng Đồng tháp Mười còn có một số mỏ than bùn đầm lầy ven biển lâu đời đã phát hiện như: Tháp mười, An Tiến, Phú Đức, Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp), kênh Cái Bát, Phước Xuyên, Bình Hòa Đông, Tân Thiết, Dương Văn Dương, Kiến Bình, Lâm trường kênh 3, xóm Thang, Thủy Đông (tỉnh Long An), Trương Văn Sanh (tỉnh Tiền Giang)… Hầu hết các mỏ than đều có chất lượng trung bình và trữ lượng thấp.

* Mỏ than bùn ở Bình Sơn

A: 27%

QK: 3600 Kcal/kg

S: 4%

Mùn: 45%

N: 0,6%

AH: 18%

R: 30%

- Mỏ than bùn Bình Sơn có trữ lượng khá:

s: 940ha

m: 0,3-0,5m

Q: 10.000.000m3 hoặc 5.000.000 tấn.

- Điều kiện khai thác thuận lợi.

Một số nơi có tầng than bùn dày, phân bố sâu (<2m) có thể kết hợp giữa khai thác thủ công và cơ giới. Đây là một trong những mỏ than bùn triển vọng, tiềm năng sử dụng khai thác đa dạng và lâu dài.

Trong vùng Tứ Giác Long Xuyên còn có nhiều mỏ than bùn đầm lầy ven biển lâu đời đã được thăm dò như: Kênh Tư, Vĩnh Điều, Trí Hòa, Lung Sen, Bình An, Trà Tiên, Hoa Điển, Túc Khối, Kênh 3 (tỉnh Kiên Giang), Núi Tô, Ba Chúc, An Thành I, An Thành II, Tú Tề (tỉnh An Giang)… Hầu hết các mỏ than bùn này đều có chất lượng trung bình và trữ lượng khá.

* Mỏ than bùn ở U Minh

Có 2 mỏ U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc vùng phía tây bán đảo Cà Mau. Mỏ than bùn U Minh Thượng rộng 124km2 thuộc các xã Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thuận) xã Đông Hưng, Đông Thái, huyện Đông Hưng, tỉnh Kiên Giang. Mỏ than bùn U Minh Hạ rộng 202km2 thuộc huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải. Các mỏ than bùn U Minh được phát hiện năm 1976 và có lớp than bùn dày.

- Than bùn có chất lượng rất tốt:

A: 7-9%

QK: 4.600 Kcal/kg

S: 0,25%

Mùn: 46-51%

N: 1-2%

AH: 30%

R: 30-40%

- Mỏ than bùn U Minh Thượng:

s: 12.400ha

m: 1,43m

Q: 218.000.000m3

- Mỏ than bùn U Minh Hạ:

s: 20.167ha

m: 1,07m

Q: 238.000.000m3

- Trữ lượng trung của than bùn U Minh: 456 triệu m3 hoặc 305 triệu tấn.

Than bùn U Minh có chất lượng rất cao có trữ lượng lớn nhất ở ĐBSCL và cả ở Việt Nam. Lớp than bùn hầu hết lộ thiên, dễ khai thác.

* Mỏ than bùn ở Láng Le

Mỏ than bùn Láng Le thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Mỏ kéo dài khoảng 8 km theo phương tây bắc - đông nam. Càng về phía Đông Nam, chiều dày lớp sét phủ càng tăng dần và chiều dày lớp than bùn cũng giảm dần. Mỏ này được thăm dò từ năm 1988.

- Than bùn có chất lượng tốt:

A: 34%

QK: 3.500 Kcal/kg

S: 2,9%

Mùn: 46%

AH: 26%

- Mỏ than bùn Láng Le có trữ lượng nhỏ:

s: 20ha

m: 2,3m

Q: 480.000m3

* Mỏ than bùn ở Tân Lập

Mỏ than bùn Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Mỏ kéo dài khoảng 5km từ Rạch Quảng đến kênh Bảy Thước. Mỏ được thăm dò từ năm 1987.

- Than bùn chất lượng tốt:

A: 20-50%

QK: 3.800 Kcal/kg

S: 0,5-2%

Mùn: 50%

N: 0,3-1,3%

AH: 27%

- Mỏ than bùn có trữ lượng nhỏ:

s: 43ha

m: 1,2m

Q: 516.000m3

* Mỏ than bùn ở Lung Lơn

Mỏ than bùn kéo dài khoảng 35km từ kênh Vĩnh Tế đến Kiên Lương, thuộc huyện Trà Tiên, tỉnh Kiên Giang được thăm dò từ năm 1991.

- Than bùn có chất lượng tốt:

A: 17%

QK: 4.200 Kcal/kg

S: 3,3%

Mùn: 52%

N: 1,1%

AH: 20,5%

R: 30%

- Mỏ than bùn có trữ lượng khá:

s: 275ha

m: 0,5-6m

Q: 8.800.000m3 hoặc 4.400.000 tấn.

* Mỏ than bùn ở Đông Bình

Mỏ than bùn Đông Bình thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang. Chiều dài mỏ khoảng 12km theo phương bắc - nam. Mỏ do đoàn khảo sát tổng hợp miền Nam thăm dò từ năm 1985.

- Than bùn có chất lượng từ trung bình đến tốt:

A: 35%

QK: 3.500 Kcal/kg

S: 1,42%

Mùn: 40%

- Mỏ than bùn có trữ lượng nhỏ:

s: 22ha

m: 1,44m

Q: 313.793m3

Và nhiều mỏ than bùn khác…

Nguồn: Tuyển tập phân bón Việt Nam
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status