Biện pháp kích thích ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả cho cây bưởi da xanh

Cây trồng liên quan: Cây bưởi

1. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa ở cây có múi nói chung

- Các yếu tố quan trọng liên quan đến sự ra hoa trên cây có múi là: các chất đồng hoá, chất điều hoà sinh trưởng, nhiệt độ, chế độ nước và dinh dưỡng.

- Lý thuyết về các sản phẩm đồng hoá dựa trên kết quả của biện pháp khoanh cành hay khấc thân đã làm tăng sự kích thích ra hoa, sự đậu trái và hàm lượng tinh bột trong cành, có lẽ do sự ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm carbohydrate trong mạch libe đến rễ.  

- Ngược lại, cũng có những nghiên cứu cho rằng không có sự liên hệ giữa hàm lượng tinh bột trong lá và chồi non với sự ra hoa của cây có múi. Tuy nhiên hàm lượng carbohydrate trong rễ trong một số trường hợp có liên quan đến sự ra hoa trên cây quýt ra trái cách năm. Hàm lượng carbohydrate trong rễ thấp do cây mang trái quá nhiều có ảnh hưởng đến sự ra chồi và ra hoa.

- Vai trò của các chất điều hoà sinh trưởng lên sự ra hoa của cây có múi cũng được nghiên cứu. Phun gibberelin lên lá trước khi phân hoá mầm hoa có thể ức chế sự ra hoa Do đó, sự hiện diện của gibberellin có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa. Tuy nhiên, những nghiên cứu sự biến động của hàm lượng GA3 nội sinh cho thấy không có sự liên quan có ý nghĩa giữa GA3 và kiểu chồi sinh trưởng hay sinh sản.

- Tình trạng dinh dưỡng của cây có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ra hoa của cây. Hàm lượng đạm cao trong cây còn tơ có thể kích thích sự sinh trưởng quá mạnh và sản xuất chồi sinh trưởng hơn là chồi sinh sản. Ngược lại mức độ đạm thấp thúc đẩy ra hoa nhiều mặc dù sự đậu trái và năng suất thấp. Sự thiếu đạm nghiêm trọng sẽ sản xuất ít hoa. Do đó, duy trì mức đạm trong lá tối hảo từ 2,5 - 2,7% sẽ cho số lượng hoa trung bình nhưng sẽ có sự đậu trái và năng suất cao nhất. Đạm dạng ammonium có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa thông qua sự điều chỉnh ammonia và hàm lượng polyamine trong chồi.

- Nhiệt độ thấp và stress do khô hạn làm tăng hàm lượng ammonium trong lá và sự ra hoa. Hơn nữa, phun urê cho cam Navel ở California trong mùa đông làm tăng hàm lượng ammonia trong lá và trong mầm và số hoa trên cây. Số hoa có tỉ lệ thuận với thời gian kích thích của nhiệt độ thấp. Tương tự, phun urê 1% ở giai đoạn 6 - 8 tuần trước khi hoa nở làm tăng số hoa và năng suất cây cam Shamouti 9 năm tuổi.

2. Kỹ thuật xử lí ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi năm roi.

- Trong điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL, do ảnh hưởng của khô hạn bưởi ra hoa vào tháng 4 - 5 khi có bắt đầu mùa mưa và thu hoạch vào tháng 11 - 12. Tuy nhiên, cây có múi đòi hỏi thời gian khô hạn cho sự phân hoá mầm hoa tương đối ngắn, từ 15 - 20 ngày đối với cây quýt đường hay 30 ngày đối với bưởi da xanh. Do đó, sau thời gian cảm ứng ra hoa cần thiết, biện pháp tưới nước trong mùa khô có ý nghĩa thúc đẩy sự ra hoa nên cây có múi thường ra hoa vào tháng 12 - 1 và thu hoạch từ tháng đến tháng 8 - 12. Đây là mùa thuận của cây có múi ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nếu kích thích ra hoa vào đầu mùa mưa để thu hoạch vào dịp tết như trên cây bưởi hay ra hoa trong mùa mưa để thu hoạch trong mùa khô như cây chanh Tàu, cam Sành sẽ gặp nhiều trở ngại do thời gian khô hạn chưa đủ để hình thành mầm hoa. Chính vì vậy mà biện pháp kích thích ra hoa mùa nghịch bằng cách “xiết” nước hoặc lợi dụng sự khô hạn giữa mùa (hạn bà Chằn) sẽ cho kết quả không ổn định, sự ra hoa không tập trung. Sau đợt ra hoa đầu tiên nếu được bón phân và tưới nước cây bưởi sẽ tiếp tục ra hoa đợt hai và có thể ra hoa 4 - 5 đợt hoa/năm. Do sự ra hoa nhiều đợt và kéo dài nên nhà vườn cho rằng bưởi ra hoa quanh năm.

Xử lí ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi da xanh

Xử lí ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi da xanh

- Ở Chợ Lách, Bến Tre, có nông dân kích thích bưởi Da Xanh ra hoa rãi rác quanh năm bằng cách lặt lá cành đã phát triển nằm bên trong tán cây, được gọi là cành “nhện”. Biện pháp nầy tỏ ra có hiệu quả đối với hộ có diện tích nhỏ có thể chủ động cho cây ra hoa bằng cách lặt lá  nhưng có lẽ không phù hợp đối với vườn có quy mô lớn vì tốn nhiều công lao động và đặc biệt là không thích hợp cho việc sản suất hàng hóa. Kích thích bưởi 5 Roi ra hoa mùa nghịch bằng cách kết hợp biện pháp xiết nước với phun paclobutrazol ở nồng độ 1.000 - 1.500ppm sau đó 30 ngày tiến hành kích thích ra hoa bằng thiourê ở nồng độ 0,3% giúp cho hoa ra đồng loạt. Biện pháp nầy giúp cho cây bưởi ra hoa tập trung có thể thu hoạch một lần vào dịp tết nguyên Đán. Các giai đoạn trong quá trình xử lý ra hoa, đậu quả cho bưởi 5 roi được như sau:

+ Sau khi thu hoạch trái: Mục tiêu kích thích cho cây 1 - 2 cơi đọt giúp cho cây phục hồi các chất chất dự trữ. Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành ốm yếu, đan chéo trong thân. Bón phân: 5 - 10kg phân hữu cơ và 1 - 2 kg phân hóa học NPK có tỉ lệ 3:2:1. Tưới nước: 2 - 3 ngày/lần. Nếu kích thích ra thêm cơi đọt thứ hai thì bón phân và tưới nước như khuyến cáo trên. Phun thuốc ngừa rầy chổng cánh khi lá non đạt kích thước tối đa. Phun phân bón lá bổ sung nếu chồi phát triển chưa được tốt. Giữ mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60cm trong suốt vụ.

Bán Paclobutrazol 20% WP (Ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa)

Tìm hiểu thêm về Paclobutrazol

+ 1 tháng trước khi kích thích ra hoa (KTRH): Mục tiêu: Làm giảm sự sinh trưởng của cây. Bón phân có tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali như phân có tỉ lệ 1:3:3

+ 7 ngày trước khi KTRH: Phun MKP (0 - 52 - 34) ở nồng độ 0,5% - 1,0% , bắt đầu xiết nước trong mương khô kiệt (bơm nước ra khỏi mương khi có mưa) cho đến khi kích thích ra hoa.

+ Kích thích ra hoa: Phun paclobutrazol: Thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa. Phun paclobutrazol (PBZ) ở nồng độ 1.000 - 1.500ppm, phun dung dịch hóa chất đều lên hai mặt lá vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

+ 30 ngày Sau khi phun PBZ: Phun chất kích thích ra hoa :Thiourê (0,3%), Nitrate kali 1%cách phun tương tự như phun Paclobutrazol.

+ Kết thúc quá trình kích thích ra hoa: Bón phân và tưới nước giúp cho mầm hoa phát triển. Bón phân với tỉ lệ 1:1:1. Tước nước giúp cho cây ra hoa.

+ Bắt đầu nhú hoa

+ Trổ hoa rộ

+ Nở hoa

+ Rụng nhụy, đậu trái

+ Rụng nhụy, đậu trái: Phun phân bón lá như Micracro (15:30 - 15),.. để hạn chế sự rụng trái non.

+ Trái phát triển, rụng trái non: Phun gibberellin nồng độ 5 - 10 ppm , phun lần 2 cách lần 1 từ 15 - 20 ngày. Trái phát triển (bón phân theo công thức 2:1:2, nên bón làm nhiều lần (15 - 20 ngày/lần), 0,3 - 0,5 kg/cây. Phun Ca(NO3)ở nồng độ 0,1 - 0,2% giai đoạn trái phát triển và kali ở nồng độ 0,1 - 0,5% trước khi thu hoạch 30 ngày để tăng phẩm chất trái.

+ Thu hoạch

- Ghi chú: Căn cứ vào thời điểm thu hoạch mà tính thời điểm xử lý ra hoa cho phù hợp. Thời gian thu hoạch có thể +/ - 15 ngày vì có thể dùng Progibb để neo trái hoặc xử lý bằng Ethrel để cho trái chín tập trung và sớm hơn.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status